– Hệ thống thang bảng lương theo Nghị định 204/2004/N Đ- CP và Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 đã có tính yếu tố thị trường và có tiền tệ hoá tiền nhà vào lương có tác dụng nâng cao vai trò tiền lương trong nền kinh tế;
– Qua lần cải cách năm 2004, số lượng bảng lương khu vực hành chính Nhà nước đã được rút bớt từ 21 xuống 7 bảng lương, số lượng các bậc trong các bảng lương không nhiều. Quan hệ tiền lương được xác định theo quan hệ: tối thiểu - trung bình - tối đa theo các chức danh: nhân viên tạp vụ - chuyên viên tốt nghiệp đại học hết tập sự - chủ tịch nước, tương ứng là 1 - 2,34 - 13,0 (mức khởi điểm tăng so với trước). Đồng thời, trong xây dựng bảng lương cho các ngạch công chức, đã sử dụng phương pháp phân tích, chuyên gia để xác định mức độ phức tạp lao động của các chức danh. Các mức tiền lương là thang giá trị, làm căn cứ trả lương cho công chức và tính toán các khoản chịu thuế, đóng bảo hiểm xã hội.
Ưu điểm:
• Về thang bảng lương và phụ cấp
– Cán bộ, công chức bổ nhiệm trong các cơ quan hành chính,
bầu cử, tư pháp, Đảng, đoàn thể được xếp theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ, phần tiền lương chức vụ không nằm trong cơ cấu bảng lương mà được quy định bằng phụ cấp chức vụ tương ứng (hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tính so với tiền lương tối thiểu) cho đến khi thôi ở vị trí lãnh đạo (trước đây khi CCVC được bổ nhiệm không tính đến thời gian giữ bậc lương mà hưởng theo chức danh bổ nhiệm; khi chuyển xếp lương đây là một vướng mắc).
– Quy định rõ và quản lý tốt việc nâng bậc lương đúng niên
hạn, trước niên hạn và chuyển ngạch lương (trước đây thực hiện nâng bậc và chuyển ngạch có nhiều hạn chế)
– Các chế độ phụ cấp về cơ bản bảo đảm được mục tiêu