Kế toán tài sản cố định:

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM (Trang 26 - 27)

Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoăch bằng 1 năm)

Căn cứ vào điều 3 (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình: Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

 Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

 Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm:

• Tài sản cố định hữu hình như: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; dụng cụ văn phòng...

• Tài sản cố định vô hình như: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

• Tài sản cố định thuê tài chính

• Đầu tư tài chính dài hạn • Tài sản cố định dở dang

• Ngoài ra, những khoản ký quỹ, ký cược dài hạn mà doanh nghiệp thực hiện cũng được xếp vào TSCĐ.

Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam chỉ phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định hữu hình.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM (Trang 26 - 27)