Công thức : Tỷ lệ dư nợ / Vốn huy động =
Bảng số 2.10: Tỷ lệ dư nợ/ Vốn huy động của NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Hà Thành.
( Đơn vi Triệu đồng )
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng dư nợ cho vay khách hàng 1,124,543 1,361,885 1,225,692 1,557,985 2,054,585 Tổng nguồn vốn huy động 1,509,419 1,873,257 1,737,089 2,307,972 2,921,095 Tỷ lệ tổng dư nợ/ nguồn vốn
huy động 74.50% 72.70% 70.56% 67.50% 70.34%
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Hà Thành.
Nhận xét:
• Trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2013, tỷ lệ tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động của ngân hàng không ổn định. Nếu chỉ nhìn theo những con số này, chúng ta có thể thấy sự biến động có chiều hướng xấu của ngân hàng được thể hiện từ giai đoan cuối năm 2009 đến năm 2012 là khi ngân hàng không sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình. Mặc dù vậy, mức thu lãi trong những năm này lại đạt được ở mức cao. Từ đó thể hiện được chính sách đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư trong hoạt động của ngân hàng.
• Khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang có những bước chững lại đáng kể. Vì vậy, mức dư nợ của ngân hàng có chiều hướng đi xuống. Để đảm bảo lợi ích cho ngân hàng, ngân hàng Agribank Hà Thành đã có những bước thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình để có thể thu được
Trong năm 2013, tỷ lệ tổng dư nợ/ nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt ở mức cao ( 70,34%). Ngân hàng đã và đang chú trọng hơn trong hoạt động cho vay của mình. Điều này cho thấy ngân hàng luôn cố gắng không ngừng nhằm cải thiện chất lượng tín dụng của mình. 2.3.5 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) và tỷ lệ nợ xấu (%) Nợ quá hạn Công thức: Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = --- x 100 Tổng dư nợ Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = --- x 100 Tổng dư nợ
Bảng số 2.11 : Tỉ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ và tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tại NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Hà Thành.
Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Nợ đủ tiêu chuẩn 1,065,196 1,290,012 1,071,757 1,426,969 1,905,691 Nợ cần chú ý 42,044 50,918 120,479 68,898 77,298 Nợ dưới tiêu chuẩn 0 0 14,348 58,634 18,748 Nợ nghi ngờ 1,161 1,406 19,107 14,189 36,476 Nơ có khả năng mất vốn 16,142 19,549 1 3,484 16,372 Tổng dư nợ 1,124,543 1,361,885 1,225,692 1,572,174 2,054,585 Tỷ lệ nợ quá hạn 5.28% 5.28% 12.56% 9.24% 7.25%
Tỷ lệ nợ xấu 1.54% 1.54% 2.73% 4.85% 3.48% ( Nguồn : Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Hà Thành )
Biểu đồ số 4 : Tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Hà Thành.
Nhận xét:
• Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Hà Thành có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn từ năm 2009 – 2010 nhưng vẫn nằm trong mức độ an toàn khi đạt ở mức dưới 3% ( tỷ lệ nợ xấu ), ở mức dưới 5 % ( tỷ lệ nợ quá hạn). Từ đó thể hiện khả năng đánh giá tín dụng khách hàng cũng như thu hồi nợ của ngân hàng đang đạt hiệu quả cao trong khoảng thời gian này.
Mặc dù vậy, trong năm 2011, ngân hàng lại đứng trước những thách thức lớn khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng ở mức 12,56% (> 5%). Đây là tỷ lệ nợ quá hạn lớn nhất trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây. Điều
này thể hiện khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ ngân hàng đối với các khoản cho vay đang gặp phải những vấn đề.
Nhưng trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2013, tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng giảm. Ngân hàng đang thực hiện tốt quản lý các khoản cho vay của mình. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng đang được cải thiện.
• Ở khía cạnh khác, người ta còn dùng chỉ tiêu nợ xấu để làm rõ hơn chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy được tỷ lệ nợ xấu đang có chiều hướng phức tạp hơn. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên rõ rệt. Từ đó thể hiện được khả năng thu hồi các khoản nợ của ngân hàng đang tồn tại những vấn đề lớn cần phải giải quyết.
Mặc dù vậy, tình hình thu hồi nợ của ngân hàng đang được cải thiện hơn. Trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Agribank chi nhánh Hà Thành lại có xu hướng giảm xuống ở mức an toàn (3.48%). Thành công này có được là do sự hiệu quả trong các chính sách mà các nhà quản trị đưa ra để kiểm soát quy trình tín dụng của ngân hàng. Cùng với đó, sự nỗ lực của các nhân viên trong ngân hàng trong việc phân tích thị trường, kiểm soát khách hàng cũng như thực hiện đầy đủ các khoản cho vay cũng là một yếu tố không thể thiếu.
Giảm các khoản nợ xấu sẽ chính là động lực cho ngân hàng trong việc tiếp tục hoạt động cho vay của mình. Từ đó, ngân hàng sẽ có nhiều nguồn thu hơn từ hoạt động của mình và quan trọng hơn làm tăng giá trị ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải có những chính sách nhằm cải thiện tình hình tránh trường hợp nợ xấu quá cao gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận hoạt động.