Giới thiệu về Chi nhánh Thanh Xuâ n:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ (Trang 31 - 36)

THANH XUÂN

2.1.2.Giới thiệu về Chi nhánh Thanh Xuâ n:

- Phòng giao dịch Thanh Xuân được thành lập vào ngày 04/11/1997.Đến tháng 11/2003 được chuyển thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Điện Biên Phủ theo quyết định số 140/2003/NHQĐ-HĐQT ngày 11/11/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân Độ

- Đến năm 2005,khi Sở giao dịch được thành lập thì Chi nhánh Thanh Xuân được chuyển về trực thuộc Sở giao dịch Hà Nội.

- Ngày 25/11/2008,theo quyết định số 613/QĐ-MB-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội thì Chi nhánh Thanh Xuân được tách ra khỏi Sở giao dịch và trở thành một đơn vị trực thuộc Hội sở.

Tổng số cán bộ CNV của Chi nhánh là 41 người, cụ thể :

- Ban lãnh đạo Chi nhánh : 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc

- Phòng Quan hệ khách hàng : Tổng cộng có 13 người : gồm 01 Trưởng phòng QHKH; 06 cán bộ quan hệ khách hàng; 01 Trưởng bộ phận hỗ trợ QHKH; 05 cán bộ hô trợ QHKH

- Phòng Kế toán & DV khách hàng : 12 người; gồm 01 trưởng phòng kế toán & DV khách hàng, 01 kiểm soát sàn, 01 Trưởng quỹ và 09 giao dịch viên

- Phòng Hành chính - Nhân sự: 04 người GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN & DV KHÁCH HÀNG PGD PHÙNG HƯNG PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG HHÀNG Cán bộ QHKH Bộ phận hỗtrợ QHKH

- Phòng Giao dịch Phùng Hưng : 10 người

Đa số các cán bộ trong toàn Chi nhánh đều là các cán bộ trẻ, có trình độ đại học trở lên

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ:

Chi nhánh Thanh Xuân được thực hiện đầy đủ các hoạt động huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng

2.1.2.3. Một số tình hình hoạt chung về hoạt động tín dụng :

Địa bàn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh là ở trục đường Nguyễn Trãi và kéo xuống đường 70 đi Thị trấn Văn Điển, tuy nhiên Chi nhánh cũng khai thác được rất nhiều các khách hàng ở địa bàn lân cận.

- Những thuận lợi: Là một trong những chi nhánh được thành lập sớm của Ngân hàng Quân đội nên đến nay Chi nhánh Thanh Xuân đã có số lượng khách hàng đông đảo. Phần lớn là các khách hàng truyền thống và có uy tín. Chi nhánh đóng trên địa bàn có giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, có thu nhập tương đối khá. Số lượng doanh nghiệp tương đối đông đảo.

- Khó khăn: Số lượng các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn là rất nhiều, các Ngân hàng cạnh tranh với nhau rất gay gắt.

- Tình hình hoạt động:

+ Số lượng khách hàng của Chi nhánh bình quân khoảng 300 khách hàng, bao gồm 200 khách hàng cá nhân, 100 khách hàng doanh nghiệp

+ Dư nợ của các khách hàng doanh nghiệp chiếm khoảng 90% tổng dư nợ. Trong đó có 01 khách hàng lớn là TCT Xây dựng Trường Sơn ( chiếm khoảng 20% dư nợ của cả Chi nhánh ). Số còn lại là các khách hàng vừa và nhỏ. Phần lớn các khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh là các doanh nghiệp Quân đội, hoạt động trong lĩnh vực cơ bản ( chiếm khoảng 70% tổng dư nợ ) cho thấy mức độ phân tán rủi ro là không cao. Việc quản lý và cho vay đối với lĩnh vực này tương đối phức tạp.

+ Các khách hàng cá nhân chủ yếu là vay mua xe ô tô trả góp và vay mua, sửa chữa nhà, vay VLĐ phục vụ kinh doanh.

+ Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn mang lại hiệu quả tốt. Chi nhánh luôn hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra. Trong năm 2008 Chi nhánh được xếp loại tốt trong toàn hệ thống

- Định hướng về hoạt động tín dụng :

+ Tiếp tục mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp truyền thống, có uy tín tốt, coi đây là nguồn thu nhập chính cho Chi nhánh

+ Từng bước giảm thấp tỉ trọng cho vay XDCB trong tổng dư nợ để phân tán rủi ro

+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị, phát triển khách hàng mới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và sản xuất, có các hoạt động thanh toán quốc tế

+ Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng từ khâu thẩm định, xét duyệt và quản lý khoản vay

+ Thực hiện khai thác tối đa các lợi ích mà khách hàng mang lại ( cung cấp tối đa các sản phẩm tiện ích cho khách hàng )

* Kế hoạch kinh doanh trong năm 2009 :

+ Tổng dư nợ thời điểm 31/12/2009 tăng lên 170% so với năm 2008

+ Dư nợ bình quân tăng lên 150% so với năm 2008 ( dư bình quân trong năm 2008 đạt được 340 tỷ đồng )

+ Nợ quá hạn từ nhóm 2 – 5 đạt dưới 5%/ tổng dư nợ + Nợ nhóm 3 – 5 đạt dưới 2%/ tổng dư nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lợi nhuận đạt được :Tăng 30% so với năm 2008

+ Các chỉ tiêu còn lại đều tăng bình quân khoảng 25% - 30% so với năm 2008 + Cơ cấu dư nợ của khách hàng ( khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân ) là không có sự thay đổi nhiều so với năm trước

+ Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực XDCB giảm xuống còn khoảng 60% - 70% tổng dư nợ

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại MB Thanh Xuân (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân)

Năm 2006 2007 2008 Đơn vị

Huy động vốn 596 678 676 tỷ VNĐ

Chuẩn năm gốc 100.00% 113.76% 113.42%

Tốc độ tăng trưởng 13.42% -0.24%

Từ năm 2006 đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động được trong nền kinh tế của chi nhánh tăng đến 13.42% từ 596 tỷ lên 678 tỷ. Đây là thời kỳ mà thị trường chứng khoán và nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, trong tình hình đó việc huy động vốn trong lền kinh tế là khá dễ dàng.

Tuy nhiên tới năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ bùng nổ và lan rộng ra phạm vi toàn cầu khiến cho tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng và hệ thống các NHTM Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy mà tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh chỉ ở mức -0.24%

Trong đó nguồn vốn huy động được của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn cụ thể của MB Thanh Xuân (tỷ đồng) (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân)

Năm 2006 2007 2008

Tiền gửi không kì hạn 138,693 156,440 198,607

Tiền gửi không kì hạn cá nhân 8,122 6,525 7,243 Tiền gửi không kì hạn TCKT 130,571 149,915 191,364

Tiền gửi kí quỹ TCKT 28,489 30,086 9,770

Tiền gửi tiết kiệm 350,468 396,652 386,180 Kỳ hạn dưới 12 tháng 297,569 315,396 335,359 Kỳ hạn trên 12 tháng 52,899 81,256 50,821

Có thể thấy tiền gửi không kì hạn TCKT chiếm 1 tỉ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn tiền gửi không kì hạn của Chi nhánh (Từ 94.14% năm 2006 đến 95.8% năm

2007 và năm 2008 là 96.35 ). Đặc biệt tiền gửi kí quỹ TCKT có sự thay đổi lớn trong cơ cấu huy động vốn của toàn Chi nhánh.Từ 28.489 tỷ đồng năm 2006 thì tới năm 2008 chỉ còn 9.770 tỷ đồng.Hầu hết các thành phần huy động vốn còn lại đều có sự tăng trưởng và giữ ở mức tương đối ổn định trong cơ cấu nguồn vốn huy động và không có sự biến động rõ ràng

• Kết quả và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh:

Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động của MB

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh MB Thanh Xuân)

Năm 2006 2007 2008 Đơn vị

Lợi nhuận trước thuế 7467 12966 17721 triệu đồng Chuẩn năm gốc 100% 173,64% 237,32%

Tốc độ tăng trưởng 73,64% 36,67%

Ta có thể nhận thấy trong giai đoạn này tình hình kinh doanh của MB Thanh Xuân là khá tốt.Trong năm 2007 lợi nhận trước thuế của MB Thanh Xuân tăng tới 73.64% một con số vô cùng ấn tượng. Và sang đến năm 2008 mặc dù nền kinh tế nước ta cũng như thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng lớn thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của MB Thanh Xuân đã có xu hướng giảm so với năm trước nhưng vẫn tiếp tục có xu hướng tiếp tục tăng với tốc độ 36.67%. Một tốc độ tăng tương đối ấn tượng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ (Trang 31 - 36)