Lý thuyết về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: 1 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ (Trang 27 - 28)

1.2.3.1. Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại :

Mục đích của việc hạn chế rủi ro tín dụng là nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng không phải chịu những rủi ro quá lớn làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và khả năng cạnh tranh và phát triển của ngân hàng. Nói cách khác hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng nhằm mục đích xác định, đo lường rủi ro và từ đó giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong phạm vi có thể. Việc hạn chế rủi ro tín dụng giúp ngân hàng tránh được việc phải đối mặt với những rủi ro quá lớn mà nếu chúng xẩy ra thì tác hại sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của ngân hàng.

Khi tiến hành công tác hạn chế rủi ro tín dụng chúng ta phải chú y đến vấn đề sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích đạt được từ việc hạn chế rủi ro tín dụng. Bất cứ một hoạt động nào của ngân hàng cũng đều phát sinh chi phí, hoạt động hạn chế rủi ro cũng vậy. Để có thể giảm thiểu rủi ro của mình các ngân hàng sẽ phải bỏ ra chi phí, nhưng vấn đề đặt ra là chi phí đó là bao nhiêu và lợi ích thu được từ hoạt động hạn chế rủi ro đó là bao nhiêu. Khi đối mặt với rủi ro ngân hàng có thể hạn chế, loại bỏ hay hứng chịu rủi ro. Đôi khi việc hạn chế hay loại bỏ rủi ro lại gây ra chi phí cao hơn so với tác hại mà rủi ro có thể gây ra, trong trường hợp đó ngân hàng nên chấp nhận rủi ro thay vì hạn chế nó.

- Bước 1: theo dõi giám sat để nhận biết, xác định và nắm được nguyên nhân gây ra rủi ro.

- Bước 2 : đo lường rủi ro, tính toán đưa ra mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt, mức độ thiệt hại tài chính mà ngân hàng phải chịu nếu rủi ro xẩy ra.

- Bước 3 : đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cũng như tăng cường khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng.

Các nguyên tắc cơ bản để hạn chế rủi ro tín dụng: khi hạn chế rủi ro cần đảm bảo bất kỳ rủi ro phát sinh ở đâu, thời điểm nào hệ thống kiểm soát rủi ro của ngân hàng cũng phải phát hiện được và có kế hoạch theo dõi, xử lý thích hợp. Ngân hàng phải xây dựng hạn mức rủi ro tín dụng hợp lý cho từng loại sản phẩm, từng cán bộ và tổng mức rủi ro của toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt phải nằm trong khả năng chịu đựng được của ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ (Trang 27 - 28)