Hạch toán vật tư, hàng hoá trong DNBH cần tuân thủ nguyên tắc phản ánh theo trị vốn thực tế.
- Đối với vật tư, hàng hoá nhập kho:
+ Trường hợp vật tư, hàng hoá mua ngoài, trị giá vốn thực tế bao gồm: giá mua ghi trên hoá đơn (cả thuế nhập khẩu - nếu có) cộng với các chi phí mua thực tế (bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí phân loại, bảo hiểm, công tác phí của cán bộ mua hàng và khoản hao hụt tự nhiên trong định mức thuộc qúa trình mua vật tư).
+ Trường hợp vật tư, hàng hoá tự chế biến, trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của vật tư, hàng hoá xuất kho cộng với chi phí chế biến.
+ Trường hợp vật tư, hàng hoá thuê ngoài gia công, trị giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của vật tư, hàng hoá xuất thuê ngoài chế biến, chi phí vận chuyển từ doanh nghiệp đến nơi chế biến và ngược lại, chi phí thuê gia công chế biến.
+ Đối với vật tư, hàng hoá nhận góp vốn liên doanh, trị giá vốn thực tế là giá được các bên tham gia liên doanh, góp vốn chấp nhận.
Do các DNBH áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT nên trong trường hợp vật tư, hàng hoá nhập kho được xác định là chỉ dùng cho những hoạt động thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá nhập kho chỉ tính theo giá chưa có thuế GTGT, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được phản ánh trên tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Nếu vật tư, hàng hoá nhập khi chỉ dùng cho hoạt động không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì trị giá vốn thực tế phải tính theo tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT). Nếu vật tư, hàng hoá dùng cho cả hai hoạt động, thuộc đối tượng chịu thuế và
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, phần thuế GTGT đầu vào sẽ được phân bổ theo doanh thu của từng hoạt động.
- Đối với vật tư, hàng hoá xuất kho:
Theo “Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho”, giá trị vật tư, hàng hoá xuất kho được tính theo một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải quản lý vật tư theo từng lô hàng, khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó. Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
+ Phương pháp bình quân gia quyền:
Theo phương pháp này, kế toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền theo công thức: Trị giá vốn thực tế bình quân (Đơn giá bình quân ) = Trị giá vốn hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá vốn hàng tồn kho nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng tồn kho nhập trong kỳ
Sau đó tính trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá xuất kho bằng cách lấy số lượng hàng hoá xuất kho nhân với đơn giá bình quân.
+ Tính theo giá vốn bình quân đầu kỳ: Giá vốn thực tế
bình quân trong kỳ =
Trị giá vốn hàng tôn kho đầu kỳ Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ Trị giá vốn thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho x Giá vốn thực tế bình quân trong kỳ + Phương pháp nhập trước xuất trước:
Theo phương pháp này, giả thiết số vật tư, hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó làm giá của vật tư, hàng hoá xuất kho.
Theo phương pháp này, giả thiết số vật tư, hàng hoá nào nhập sau thì được xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó làm giá vật tư, hàng hoá xuất kho.