Phanh cô khí.

Một phần của tài liệu giáo trình sửa chữa ô tô và xe máy (Trang 151 - 154)

Được áp dụng trên hầu hết các xe gắn máy hiện đại. Một hệ thống phanh cơ khí gồm có:

1. Cơ cấu điều khiển:

– Điều khiển bằng tay hoặc chân. – Vỏ, ruột dây cáp hoặc cây điều khiển. – Cơ cấu hiệu chỉnh ở cuối dây.

– Cần điều khiển cam phanh (dóng phanh).

2. Cơ cấu phanh:

Chi tiết di động: Là đùm bánh xe, lòng đùm bằng gang hay thép mặt trong tiện rất tròn rồi ép vào (nếu đùm và lòng đùm bằng hai kim loại khác nhau).

Chi tiết cố định: Còn gọi là mâm phanh được giữ cố định nhờ một rãnh ăn khớp Một trục cố định (chốt má phanh) siết bulông hay tán trên mâm.

– Một trục di động xuyên qua lỗ khoan ở mâm phía trong có dạng cam gọi là cam phanh, phía ngoài có dự trù chỗ để bắt dóng phanh.

– Dóng phanh một đầu siết chặt với trục di động (cam phanh) đầu còn lại nối với cơ cấu điều khiển phanh.

– Hai càng phanh dạng nữa cung tròn, một đầu tựa vào trục cố định, một đầu tựa vào cam phanh. Hai càng phanh bên ngoài có dán 2 miếng bố, luôn ôm sát vào nhau nhờ 2 lò xo phanh.

– Ngoài ra đối với một số xe ở mâm phanh trước còn có bánh răngxoắn (trục vít) để điều khiển đồng hồ tốc độ, bánh răng xoắn có thể gắn liền với mâm phanh hoặc để rời.

3. Nguyên lý làm việc:

– Bình thường, hai lò xo kéo 2 má phanh vào nên đùm quay tự do. Khi điều khiển phanh, cam quay ép má phanh vào đùm nên xe chạy chậm hoặc chậm hẳn tùy theo lực tác dụng.

4. Kiểm tra phanh:

Trình tự kiểm tra sau đây áp dụng cho cả hai má phanh.

– Lòng đùm nếu có sọc, sướt, ô van thì phải đi vớt hay đóng sơ mi lại.

– Nồi bạc đạn, nếu lỏng thì bạc đạn rớt ra, lỏng ít ta có thể chêm, lỏng nhiều thì phải đóng lại sơ mi.

– Hành trình tự do của tay phanh và chân phanh khoảng 20 30 mm. – Đai ốc điều chỉnh phanh.

Chân phanh HÌNH 11-2 HAØNH TRÌNH TỰ DO

Chân phanh

– Kiểm tra cao su giảm chấn ở bánh sau, nếu bể hay mòn thì phải thay mới.

– Bạc đạn có rơ hay không. Ống chận giữa hai bạc đạn không quá ngắn, nếu ngắn thì khi siết chặt trục đùm bánh xe không quay được.

 Khi bạc đạn rơ bánh xe lắc cần khắc phục tạm thời ta thực hiện bằng cách dùng một sợi dây đồng để vừa vặn vào trong nồi bạc đạn. Khi ta siết trục đùm thì vòng ngoài bạc đạn đi ra khắc phục độ rơ.

– Độ dày của bố phanh mới là 4 mm, khi dưới 1 mm 5 thì thay bố mới. – Lò xo phanh lúc còn tốt dài 28 mm 5, khi quá giản thay mới.

– Độ dày cam phanh 6 mm. Khi bố còn tốt mà phanh không chạm hoặc không ăn là cam mòn phải đắp hay chêm đều hai bên. Nếu bố còn dày mà mặt trên chai thì chà mặt bố với giấy nhám lớn hay nền xi măng hoặc dùng lưỡi cưa theo kiểu mặt võng.

5. Chỉnh phanh cơ khí:

– Dựng xe lên, quay bánh sau hoặc choi máy nổ sang số, lên ga cho bánh xe quay rồi giảm ga. Nếu xe có tay điều khiển ly hợp thì bóp tay ly hợp, kế đó đạp chân phanh bánh xe phải dừng lại, buông chân phanh ra bánh xe quay tự do.

– Lúc bánh xe dừng lại khoảng chạy không của bàn đạp phanh từ 20 30 mm là đúng, nếu ít hay nhiều quá chỉnh lại đai ốc phía sau cây điều chỉnh phanh sau.

Đai ốc điều chỉnh

Đai ốc điều chỉnh Chốt

HÌNH 11-4 ĐAI ỐC ĐIỀU CHỈNH

Đúng

Chốt HÌNH 11-3 ĐO TANG PHANH & MÁ

PHANH Thứơc

kẹp

Má phanh

6. Hư hỏng hệ thống phanh: Phanh không ăn:

– Phanh dính nước, dầu mỡ.  Chỉnh sai. – Cam phanh bị mòn.  Bố mòn, chai. – Lò xo phanh quá cứng.  Dây phanh đứt. – Dóng phanh lỏng hoặc lờn gai nơi bắt với cam phanh.

Phanh kêu:

– Bố bị chai, mòn.  Dính nước. – Vật cứng kẹt ở bố phanh.  Đùm phanh láng. – Cam phanh mòn, thiếu dầu mỡ.

Kẹt phanh:

– Để biết được thì ta cho xe chạy khoảng 1km dừng lại sờ vào đùm. Nếu nguội là bình thường, nếu nóng thì kẹt phanh hoặc đùm bánh xe chuyển màu từ bạc sang màu vàng chanh.

Nguyên nhân:

– Lò xo phanh sút hoặc gãy.

– Cam phanh quá mòn, gần như nằm ngang khi đã điều khiển xong. – Bố, đùm có sọc, khứa.

– Bố tróc chồng lên nhau.

– Dây phanh quá nhỏ, ruột dây lớn nước vào dây bị sét. – Khoảng chạy không quá nhỏ.

– Miệng đùm cạ vào mâm phanh.

Một phần của tài liệu giáo trình sửa chữa ô tô và xe máy (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)