Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 32 - 34)

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và đứng đầu 12 tỉnh ĐBSCL về tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xã hội và thu ngân sách. Trong những năm qua với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong tỉnh, nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng trở nên cấp bách trong khi nguồn vốn tự có ở nông thôn không đủ đáp ứng, đặc biệt là vốn cho sản xuất nông nghiệp. Trước nhu cầu bức thiết đó, NHN0 chi nhánh huyện Thoại Sơn là một trong những ngân hàng tạo được niềm tin nơi khách hàng vì hoạt động của ngân hàng luôn hướng đến lợi ích của người nông dân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở địa bàn nông thôn, họ là những người quen thuộc, gần gũi có mục đích sử dụng vốn cho trồng trọt, chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp. Vì vậy với sự phấn đấu và cố gắng trong 3 năm qua NHN0 Thoại Sơn đã phát vay tín dụng ngắn hạn, cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Doanh số cho vay qua 3 năm ( 2008 - 2010 )

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 114.094 121.336 115.321 7.242 6,35 -6.015 -4,96 Dịch vụ nông nghiệp 208.557 197.965 221.363 -10.592 -5,08 23.398 11,82 Cho vay đời

sống 39.360 38.176 42.015 -1.182 -3,00 3.837 10,05 Nghành nghề

khác 42.381 55.743 60.680 13.390 31,59 4.909 8,80 Tổng cộng 404.392 413.250 439.379 8.858 2,19 26.129 6,32

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn

Trong hoạt động tín dụng, tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu được huy động ngắn hạn, hơn nữa tuy các ngành nghề ở An Giang phát triển đa dạng, nhưng phần lớn chu kỳ sử dụng vốn ngắn nên việc cho vay thường tập trung vào ngắn hạn. Thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:

- Doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp 3 năm qua có sự biến động. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn là ngành kinh tế lớn nhất của tỉnh An Giang nói riêng và của cả khu vực ĐBSCL nói chung với nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Năm 2009 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 121.336 triệu đồng, tăng 7.242 triệu đồng, tương đương tăng 6,35% so năm 2008. Năm 2010 đạt 115.321 triệu đồng, giảm 6.015 triệu đồng, tỷ lệ giảm 4,96% so với năm 2009.

Nguyên nhân gia tăng doanh số cho vay trong những năm gần đây so với giai đoạn trước là do nông dân được mùa, giá lúa ổn định nên đầu tư mạnh hơn dẫn đến nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp ngày một nhiều hơn. Đặt biệt là huyện đã và đang có chính sách khuyến khích hộ nông dân đầu tư nuôi tôm càng xanh, nuôi bò sữa; đây là 2 đối tượng mới có chi phí đầu tư cao…

- Như trên đã trình bày, nông nghiệp là lĩnh vực được chú trọng đầu tư do đó dẫn đến các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được chi nhánh quan tâm đúng mức nhằm hổ trợ khách hàng triển khai áp dụng công nghệ - kỹ thuật

công sức vừa gia tăng năng suất. Trong lĩnh vực này, thông thường chi nhánh cho vay để mua sắm, sữa chữa máy cày, máy bơm, máy suốt, máy gặt đập liên hợp, nâng cấp các công trình thủy lợi…nên doanh số cho vay trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất ( khoảng 50% tổng doanh số cho vay) và tốc độ tăng của năm 2010 so 2009 cũng cao nhất ( 11,82%) so với các lĩnh vực khác.

Năm 2009 với doanh số cho vay 413.250 triệu đồng, tăng 8.858 triệu đồng, tốc độ tăng là 2,19% so năm 2008. Năm 2010 đạt 439.379 triệu đồng, tăng 26.129 triệu đồng, tương đương 6,32% so năm 2009.

- Doanh số cho vay đời sống. Đây là loại hình cho CBCNV vay chủ yếu dựa vào thu nhập hàng tháng của từng CBCNV, tiền vay được dùng vào việc sửa chữa nhà, mua sắm tư liệu sinh hoạt ( xe gắn máy, hàng kim khí, điện máy cao cấp…).

Năm 2009 cho vay 38.178 triệu đồng, giảm 1.182 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3% so năm 2008, năm 2010 đạt 42.015 triệu đồng, tăng 3.837 triệu đồng, tăng 10,05% so năm 2009.

- Doanh số cho vay ngành nghề khác ( bao gồm tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, cầm đồ…)

Năm 2009 doanh số đạt 55.771 triệu đồng, tăng 13.390 triệu đồng, tương đương 31,59% so năm 2008. Năm 2010 đạt 60.680 triệu đồng, tốc độ tăng 8,8% so năm 2009. Đối tượng cho vay được tập trung vào việc phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương, sửa chữa phòng nghỉ phục vụ du khách đến tham quan, mở quán ăn, dịch vụ Internet…

Tóm lại, hoạt động cho vay của NHN0 chi nhánh huyện Thoại Sơn trong thời gian qua tương đối ổn định và tăng qua các năm (năm 2009 tăng 2,19% so năm 2008, năm 2010 tăng 6,32% so năm 2009), đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ do ngân hàng nắm bắt được tiềm năng phát triển du lịch ở 2 thị trấn Núi Sập và Óc Eo nên gần đây đã gia tăng đầu tư cho các hộ có nhu cầu sửa chữa để kinh doanh nhà trọ, khách sạn…

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w