TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 25 - 50)

3.4.1 Tình hình huy động vốn

- Hoạt động huy động vốn là hoạt động không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội, bởi vì nó sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu gửi tiền của người dân và vay vốn tại chỗ thuận lợi, an toàn.

- Đến nay, trãi qua hơn 20 năm hoạt động, Chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn vẫn luôn quán triệt phương châm “đi vay để cho vay” và xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ “sống còn” để giúp hoạt động Ngân hàng ngày càng mở

vay bên cạnh nguồn vốn cấp trên, Chi nhánh cũng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức, kỳ hạn khác nhau. Nhờ đó đã thu hút một phần vốn nhàn rỗi từ các gia đình, tổ chức kinh tế, cá nhân, đoàn thể,…Kết quả nguồn vốn huy động trong những năm qua đạt được như sau:

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2008 – 2010)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền % Số tiền % TGTK không kỳ hạn 14.458 22.907 25.570 8.449 58,44 2.663 11,63 TGTK có kỳ hạn dưới 12 tháng 20.769 24.182 30.050 3.413 16,43 5.868 24,27 TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng 66.585 80.176 98.879 13.591 20,41 18.703 23,33 Tổng cộng 101.81 2 127.26 5 154.49 9 25.453 25,00 27.234 21,40

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn

Qua bảng số liệu trên, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đều tăng qua các năm, được cơ cấu như sau:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: năm 2009 đạt 22.907 triệu đồng tăng 8.449 triệu đồng so với năm 2008 hay tăng 58,44% và năm 2010 đạt 25.570 triệu đồng tăng 2.663 triệu đồng so với năm 2009 hay tăng 11,63% .

+ TGTK có kỳ hạn dưới 12 tháng: năm 2009 đạt 24.182 triệu đồng tăng 3.413 triệu đồng so với năm 2008 hay tăng 16,43% và năm 2010 đạt 30.050 triệu đồng tăng 5.868 triệu đồng so với năm 2009 hay tăng 24.27%.

+ TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng: năm 2009 đạt 80.176 triệu đồng tăng 13.591 triệu đồng so với năm 2008 tức tăng 20.41% và năm 2010 đạt 98.879 triệu đồng tăng 18.703 triệu đồng so với năm 2009 tức tăng 23,33% so với năm 2009.

- Kết quả trên thấy được tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2009 huy động được 127.265 triệu đồng tăng 25.453 triệu đồng so với năm 2008 tương đương tăng 25% và năm 2010 đạt 154.499 triệu đồng tăng 27.234 triệu đồng so với năm 2009 tương đương tăng 21,40%. Trong 3 năm thì TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn huy động được so với 2 loại TGTK còn lại ( năm 2008 chiếm 65,40%, năm 2009 chiếm 63% và năm 2010 chiếm 64%).

- Nguyên nhân chính là sự phát triển của thị trường bất động sản đã thu hút phần lớn lượng vốn của các thành phần kinh tế, giá vàng biến động mạnh,

lạm phát tăng cao nên người dân còn ngại gửi tiền vào ngân hàng và việc cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng, quỹ tín dụng trên địa bàn, thiên tai lũ lụt cùng với sự giảm giá mạnh của các nông sản đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Từ đó, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

3.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2008 – 2010). ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng /Giảm (+/-)

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2009/2008 2010/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1.Thu nhập 32.603 100 40.864 100 54.024 100 8.261 25,34 13.160 32,20 Thu từ HĐTD 30.203 92,64 37.840 92,60 49.313 91,28 7.637 25,29 11.473 30,32 Thu khác 2.400 7,36 3.024 7,4 4.711 8,72 624 26,00 1.687 55,79 2.Chi phí 21.623 100 24.823 100 29.856 100 3.200 14,80 5.033 20,28 Chi trả lãi 13.743 63,56 15.603 62,86 18.176 60,88 1.860 13,53 2.573 16,49 Chi khác 7.880 36,44 9.220 37,14 11.680 39,12 1.340 17,00 2.460 26,68 3.LNTT 10.980 - 16.041 - 24.168 - 5.061 46,10 8.127 50,66

Biểu đồ 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2008 – 2010)

- Trong những năm gần đây tuy đã chuyển sang hoạt động đa năng nhưng thị trường và khách hàng truyền thống vẫn là nông nghiệp nông thôn. Thu nhập chủ yếu cũng từ hoạt động tín dụng.

- Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong 3 năm qua NHN0 huyện Thoại Sơn đều có quỹ thu nhập năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo đủ chi lương cho CBCNV ở mức cao nhất theo quy định của NHN0Việt Nam, nộp ngân sách theo quy định…Cụ thể như sau:

+ Thu nhập năm 2009 đạt 40.864 triệu đồng tăng 8.261 triệu đồng tương đương tăng 25,34% so với năm 2008.

+ Đến năm 2010 tiếp tục tăng thu 13.160 triệu đồng tương đương tăng 32,20% so với năm 2009, trong đó thu lãi chiếm tỉ trọng chính bình quân các năm chiếm 91,28% tổng thu còn lại là thu phí dịch vụ và các khoản thu khác.

- NHN0 chi nhánh huyện Thoại Sơn luôn bám sát định hướng phát triển của ngành, của NHN0 tỉnh An Giang và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đầu tư nguồn vốn đúng đối tượng mang lại hiệu quả đáng kể, ngoài ra dựa vào lợi thế sẵn có là am hiểu thị trường và mạng lưới hoạt động rộng rãi đã thu hút được số lượng lớn khách hàng giao dịch.

- Bên cạnh đó, chi phí qua các năm cũng tăng do để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của chi nhánh tốt hơn nên đã tiến hành nâng cấp, tu sữa lại trụ sở và mua sắm một số máy móc thiết bị mới, đào tạo CBCNV…

+ Năm 2009 tổng chi là 24.823 triệu đồng tăng 3.200 triệu đồng tức tăng 14,80% so với năm 2008.

+ Năm 2010 chi phí tăng thêm 5.033 triệu đồng tương đương tăng 20,28% so với năm trước.

- Trong đó chi trả tiền lãi cho khoản tiền gửi là chủ yếu chiếm khoản 60,88% tổng chi phí. Cụ thể chi trả cho khoản tiền gửi huy động bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng làm chi phí tăng do nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn với mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động vốn bên ngoài nên làm chi phí tăng, nên cần phải đa dạng các hình thức huy động tránh để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân giúp cho chi phí giảm và lợi nhuận chi nhánh tăng lên.

- Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tăng trưởng khá tốt và ổn định, đạt mục tiêu lợi nhuận tăng đều qua các năm. Cụ thể như sau:

+ Lợi nhuận năm 2009 đạt 16.041 triệu đồng tăng 5.061 triệu đồng tương ứng tăng 46,10% so với năm 2008.

+ Năm 2010 lợi nhuận tiếp tục tăng thêm 8.127 triệu đồng tức tăng 50,66% so với năm 2009.

- Đạt được kết quả trên nhờ vào sự lãnh đạo toàn diện trên các mặt của Ban Giám đốc NHN0 huyện Thoại Sơn theo định hướng của NHN0 tỉnh An Giang. Để mở rộng hoạt động tín dụng khi nhu cầu của người dân về vốn ngày càng tăng do mở rộng sản xuất kinh doanh nên công tác huy động vốn đặc biệt quan tâm chú trọng, đảm bảo nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn trung hạn tạo thế ổn định xem là “ nhiệm vụ quan trọng” cho mỗi cán bộ viên chức và người lao động. NHN0 huyện Thoại Sơn không nên chỉ dựa vào nguồn vốn huy động từ NHN0 cấp trên mà nên linh hoạt về lãi suất, đa dạng hóa các hình thức huy động vì không có vốn thì không cho vay, vốn ít thì không thể cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh và không cạnh tranh lại với các TCTD khác, ảnh hưởng đến thu nhập và uy tín ngân hàng. Thực hiện tốt các mục tiêu đề ra có thể giữ vững vị thế, phát triển mạnh hơn, cần phải phát huy mặt lợi thế và hạn chế khó khăn.

3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011

- Trong công tác huy động vốn phấn đấu tăng 18% so với năm 2011, trong đó

- Tổng dư nợ phấn đấu tăng 10% so với năm 2010; trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 80% tổng dư nợ.

- Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 11 – 12% so với 2010. Trong đó, dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng trưởng 15%.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tối đa 40% tổng dư nợ.Trong đó, dư nợ cho vay trung dài hạn hộ sản xuất và cá nhân chiếm ít nhất 40% tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân.

- Tỷ trọng cho vay kinh tế nông nghiệp, nông thôn 70% tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân đạt tối thiểu 50% tổng dư nợ.

- Nợ xấu dưới 2%/tổng dư nợ

- Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng 25% so với năm 2010 phấn đấu đạt chỉ tiêu NHN0 tỉnh giao năm 2011

Chương 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN

THOẠI SƠN

4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNHNHN0 HUYỆN THOẠI SƠN NHN0 HUYỆN THOẠI SƠN

4.1.1 Phân tích doanh số cho vay

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và đứng đầu 12 tỉnh ĐBSCL về tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ xã hội và thu ngân sách. Trong những năm qua với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong tỉnh, nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng trở nên cấp bách trong khi nguồn vốn tự có ở nông thôn không đủ đáp ứng, đặc biệt là vốn cho sản xuất nông nghiệp. Trước nhu cầu bức thiết đó, NHN0 chi nhánh huyện Thoại Sơn là một trong những ngân hàng tạo được niềm tin nơi khách hàng vì hoạt động của ngân hàng luôn hướng đến lợi ích của người nông dân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở địa bàn nông thôn, họ là những người quen thuộc, gần gũi có mục đích sử dụng vốn cho trồng trọt, chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp. Vì vậy với sự phấn đấu và cố gắng trong 3 năm qua NHN0 Thoại Sơn đã phát vay tín dụng ngắn hạn, cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Doanh số cho vay qua 3 năm ( 2008 - 2010 )

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 114.094 121.336 115.321 7.242 6,35 -6.015 -4,96 Dịch vụ nông nghiệp 208.557 197.965 221.363 -10.592 -5,08 23.398 11,82 Cho vay đời

sống 39.360 38.176 42.015 -1.182 -3,00 3.837 10,05 Nghành nghề

khác 42.381 55.743 60.680 13.390 31,59 4.909 8,80 Tổng cộng 404.392 413.250 439.379 8.858 2,19 26.129 6,32

Nguồn: Phòng Tín dụng NHN0 huyện Thoại Sơn

Trong hoạt động tín dụng, tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu được huy động ngắn hạn, hơn nữa tuy các ngành nghề ở An Giang phát triển đa dạng, nhưng phần lớn chu kỳ sử dụng vốn ngắn nên việc cho vay thường tập trung vào ngắn hạn. Thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn của chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:

- Doanh số cho vay trong ngành nông nghiệp 3 năm qua có sự biến động. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn là ngành kinh tế lớn nhất của tỉnh An Giang nói riêng và của cả khu vực ĐBSCL nói chung với nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Năm 2009 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 121.336 triệu đồng, tăng 7.242 triệu đồng, tương đương tăng 6,35% so năm 2008. Năm 2010 đạt 115.321 triệu đồng, giảm 6.015 triệu đồng, tỷ lệ giảm 4,96% so với năm 2009.

Nguyên nhân gia tăng doanh số cho vay trong những năm gần đây so với giai đoạn trước là do nông dân được mùa, giá lúa ổn định nên đầu tư mạnh hơn dẫn đến nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp ngày một nhiều hơn. Đặt biệt là huyện đã và đang có chính sách khuyến khích hộ nông dân đầu tư nuôi tôm càng xanh, nuôi bò sữa; đây là 2 đối tượng mới có chi phí đầu tư cao…

- Như trên đã trình bày, nông nghiệp là lĩnh vực được chú trọng đầu tư do đó dẫn đến các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng được chi nhánh quan tâm đúng mức nhằm hổ trợ khách hàng triển khai áp dụng công nghệ - kỹ thuật

công sức vừa gia tăng năng suất. Trong lĩnh vực này, thông thường chi nhánh cho vay để mua sắm, sữa chữa máy cày, máy bơm, máy suốt, máy gặt đập liên hợp, nâng cấp các công trình thủy lợi…nên doanh số cho vay trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất ( khoảng 50% tổng doanh số cho vay) và tốc độ tăng của năm 2010 so 2009 cũng cao nhất ( 11,82%) so với các lĩnh vực khác.

Năm 2009 với doanh số cho vay 413.250 triệu đồng, tăng 8.858 triệu đồng, tốc độ tăng là 2,19% so năm 2008. Năm 2010 đạt 439.379 triệu đồng, tăng 26.129 triệu đồng, tương đương 6,32% so năm 2009.

- Doanh số cho vay đời sống. Đây là loại hình cho CBCNV vay chủ yếu dựa vào thu nhập hàng tháng của từng CBCNV, tiền vay được dùng vào việc sửa chữa nhà, mua sắm tư liệu sinh hoạt ( xe gắn máy, hàng kim khí, điện máy cao cấp…).

Năm 2009 cho vay 38.178 triệu đồng, giảm 1.182 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3% so năm 2008, năm 2010 đạt 42.015 triệu đồng, tăng 3.837 triệu đồng, tăng 10,05% so năm 2009.

- Doanh số cho vay ngành nghề khác ( bao gồm tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, cầm đồ…)

Năm 2009 doanh số đạt 55.771 triệu đồng, tăng 13.390 triệu đồng, tương đương 31,59% so năm 2008. Năm 2010 đạt 60.680 triệu đồng, tốc độ tăng 8,8% so năm 2009. Đối tượng cho vay được tập trung vào việc phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương, sửa chữa phòng nghỉ phục vụ du khách đến tham quan, mở quán ăn, dịch vụ Internet…

Tóm lại, hoạt động cho vay của NHN0 chi nhánh huyện Thoại Sơn trong thời gian qua tương đối ổn định và tăng qua các năm (năm 2009 tăng 2,19% so năm 2008, năm 2010 tăng 6,32% so năm 2009), đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ do ngân hàng nắm bắt được tiềm năng phát triển du lịch ở 2 thị trấn Núi Sập và Óc Eo nên gần đây đã gia tăng đầu tư cho các hộ có nhu cầu sửa chữa để kinh doanh nhà trọ, khách sạn…

4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ

Trong hoạt động tín dụng, việc thu nợ gốc và lãi là một yêu cầu rất quan trọng mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải quan tâm, vì kết quả thu nợ thể hiện khả năng đánh giá của CBTD có chính xác khi quyết định cho vay hay không, nguồn thu nợ không chỉ góp phần ổn định, bảo toàn nguồn vốn để việc mở rộng tín dụng mà còn quyết định mức thu nhập cao hay thấp cho ngân hàng. Nhận

thức được điều này thời gian qua chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn không ngừng triển khai nhiều biện pháp nhằm theo dõi chặt chẽ để nâng cao doanh số thu nợ điều đó thể hiện qua bảng số liệu sao đây cho ta thấy doanh số thu nợ đều tăng qua các năm.

Bảng 4.2: Doanh số thu nợ qua 3 năm ( 2008 - 2010)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 109.216 116.589 118.718 7.373 6,75 2.129 1,83 Dịch vụ nông nghiệp 178.980 170.523 198.982 -8.457 -4,73 28.459 16,69 Cho vay đời

sống 41.523 37.961 39.793 -3.562 -8,58 1.832 4,83

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 25 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w