quả xúc tác, với những bộ phận hóa hơi và hòa trộn, bộ phận buồng phản ứng, bộ phận làm lạnh và bộ phận phân tích kết quả. Hệ thống đã hoạt động hiệu quả và lâu dài. Với thành công trong việc xây dựng hệ thống đo hiệu quả xúc tác là điều kiện cần để tiến hành đo hiệu quả xúc tác của các mẫu xúc tác. Ngoài ra hệ thống còn được dùng để tiến hành xử lý mẫu xúc tác trước khi tiến hành đo hiệu quả xúc tác.
- Kết quả cho thấy hiệu quả sản xuất hydro đạt cao nhất ở tỷ lệ nước/xăng bằng 6, lưu lượng phản ứng là 15 ml/phút.
nghiệp
- Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì hiệu quả chuyển hóa nhiên liêu và hơi nước thành hỗn hợp khí giàu hydro tăng, hiệu quả chuyển hóa nhiên liệu đạt 98,1% tại 750oC đối với hệ xúc tác 18wt%Ni-Cu/Al2O3.
- Kết quả cho thấy hiệu quả chuyển hóa nhiên liệu xăng thành khí giàu hydro của xúc tác Cu-Ni là cao nhất, khi sử dụng nhiên liệu cồn thì thành phần phần trăm hydro tạo thành giảm
- Đặc tính khử của Ni-Cu/γ-Al2O3 được khám phá, Cu pha thêm vào Ni giúp cải thiện hoạt tính xúc tác của Ni.
Hướng phát triển tiếp theo của đề tài sẽ tiến hành chế tạo bộ xúc tác tạo hỗn hợp khí giàu hydro từ hệ xúc tác Cu-Ni, lắp đặt bộ xúc tác lên xe máy và ô tô sử dụng chế hòa khí và phun xăng điện tử. Tiến hành chạy thử nghiệm để đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật của động cơ xe máy và ô tô khi lắp bộ xúc tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO