3.7. Truyền dẫn DVB-H
Công nghệ DVB-H được thiết kế để dùng chung hạ tầng DVB-T có sẵn, hạ tầng này đã được triển khai cho truyền hình số. Hơn nữa việc dùng chung mạng DVB-T đã dẫn đến xem xét đặc biệt trong khung cơ sở các yêu cầu kỹ thuật.
DVB-H có thể được vận hành dưới 3 cấu hình mạng sau:
1. Mạng dùng chung DVB-H (dùng chung bộ ghép MPEG-2): Trong một mạng dùng chung DVB-H các kênh truyền hình di động sau IPE (bộ đóng gói IP) chia sẻ bộ ghép DVB-T với các chương trình TV mặt đất số khác. Các chương trình truyền hình số mặt đất sẽ được mã hoá dạng MPEG-2, trong khi các chương trình truyền hình di động được mã hố MPEG-4 và IPE. Bộ ghép kênh kết hợp chúng vào một luồng phát duy nhất, sau đó luồng này được phát đi sau điều chế (Hình 3-6).
2. Mạng phân cấp DVB-H (chia sẻ mạng DVB-T theo phân cấp): Trong một mạng phân cấp, điều chế phân cấp với 2 luồng: DVB-T và DVB-H, chúng tạo thành một phần của đầu ra bộ điều chế (Hình 3-7 miêu tả chia sẻ mạng theo phân cấp). DVB-T được điều chế như luồng có quyền ưu tiên thấp, DVB-H là luồng có quyền ưu tiên cao. Trong trường hợp quyền ưu tiên cao, điều chế vững chắc hơn (chẳng hạn như QPSK) và đối lập với ưu tiên thấp hơn có thể là 16QAM. Phương thức điều chế "mật độ" thấp hơn mang lại khả năng bảo vệ cao hơn chống lại lỗi và điều chế mật độ cao hơn mang lại khả năng chống lỗi thấp hơn.
3. Mạng chuyên dụng (dành riêng) DVB-H: Sóng mang DVB-T được sử dụng dành riêng cho truyền dẫn DVB-H. Trong một mạng chuyên dụng, sóng mang COFDM sẽ được dùng riêng bởi truyền hình di động, các kênh âm thanh như là một IP datacast với vỏ bọc MPEG-2. Các mạng chuyên dụng thường được sử dụng bởi các nhà khai thác mới-những nhà khai thác khơng có mạng quảng bá mặt đất (Hình 3-7).
3.8. Mạng máy phát DVB-H
Các hướng dẫn thực thi DVB-H cho một máy thu tham chiếu (ETSI 102 377) và phục vụ cho thiết kế hệ thống. Thiết kế quy định tỉ số C/N là 16dB. Vùng phủ trong nhà thông thường cần xem xét suy hao truyền dẫn là 11dB hoặc hơn. Áp dụng các tham số thiết kế, một thành phố có độ rộng như Paris hay New Delhi thường sẽ yêu cầu 17-20 máy phát.
Phụ thuộc vào yêu cầu vùng phủ sóng, các hệ thống DVB-H có thể được thiết kế theo mạng đơn tần số hoặc mạng đa tần số.
* Ơ phủ sóng DVB-H
Một thì trấn nhỏ có thể được phủ sóng bởi một "ơ" DVB-H duy nhất bao gồm một máy phát và 10-20 bộ lặp. Các bộ lặp được yêu cầu phủ sóng trong các vùng “bóng” dấu do địa hình địa lý. Một bộ lặp thực chất là một máy phát máy phát nhỏ với một ăng ten có độ tăng ích cao để thu tín hiệu từ máy phát chính. Do các yêu cầu SFN, cấu hình trên khơng thể mở rộng q giới hạn vì trễ thời gian thu từ máy phát chính sẽ gây ra tín hiệu bị phát lại, lệnh pha với máy phát chính.
Số lượng bộ lặp trong một ô DVB-H được xác định theo công suất của máy phát cũng như chiều cao của tháp phát sóng. Tháp càng cao giảm được vùng bóng và giảm được số lượng bộ lặp cần thiết cho một vùng địa lý đó.
* Mạng đơn tần số
Các vùng rộng lớn (một thành phố hay vùng xung quanh 50 km theo bán kính) có thể được phủ sóng bằng cách sử dụng một SFN. SFN bao gồm một số các ơ DVB-H, mỗi ơ có một máy phát và một số bộ lặp. Máy phát thu tín hiệu ở dạng một luồng phát MPEG-2, nguồn gốc từ IPE (Hình 3-8). Một mạng IP được dùng để phân phối tín hiệu tới các máy phát trong vùng quy định. Tất cả vị trí máy phát nhận được cùng một tín hiệu, với thời gian được gán tem đồng hồ GPS. Tại mỗi vị trí máy phát bộ điều chế COFDM đồng bộ tín hiệu bằng việc tham chiếu thời gian GPS sao cho tất cả các máy phát phát tín hiệu đồng nhất về thời gian mà không quan tâm tới vị trí địa lý của chúng. Số lượng bộ lặp có thể tăng lên để dùng cho thu tín hiệu trong nhà, từ đó dẫn đến thuật ngữ SFN dày đặc.