:Giải pháp DVB-H mở

Một phần của tài liệu ứng dụng ghép kênh ofdm trong dvb-h (Trang 54 - 56)

Giao diện vô tuyến mở cung cấp các yêu cầu kỹ thuật ở mức vô tuyến và ứng dụng cho DVB-H, các giao thức lớp IP, hướng dẫn dịch vụ điện tử, bảo vệ việc mua và thanh toán cũng như mã hoá A/V trong luồng DVB-H. Nhờ đó cho phép các mạng và các ứng dụng khác nhau của các nhà khai thác khác nhau kết nối được tới mỗi thiết bị cầm tay.

Sự tương tác trong giao diện vơ tuyến mở có thể là các đường dẫn Website mà truy cập được qua các mạng mạng 3G.

3.12. Hướng dẫn dịch vụ điện tử trong DVB-H

Tương tự với các giao diện DVB-H (CBMS and OMA/BCAST), các ESG cũng có cách thực hiện khác nhau dựa trên giao diện thực hiện đã chọn.

Các hồ sơ triển khai cho ESG vẫn đang được phát triển và tính khả thi của các hồ sơ hiện nay phụ thuộc vào nhà khai thác và giao diện triển khai đã chọn.

Đối với các hệ thống dựa trên OMA/BCAST, Nokia đã xuất bản hồ sơ triển khai của họ. Với hồ sơ này ESG hỗ trợ (pay-per-view) trả phí cho mỗi lần xem và các kênh tương tác. Một ESG đơn lẻ có thể được dùng cho nhiều nhà khai thác, bao gồm các hướng dẫn nhà khai thác riêng lẻ.

Các hồ sơ CMBS ESG vẫn rất riêng đối với các nhà khai thác và các triển khai không giống nhau về các tham số, hồ sơ do các nhà khai thác chọn.

Các hệ thống DVB-H được kiểm tra rộng rãi trong một số các dự án thử nghiệm trải khắp Châu Mỹ, châu Âu, châu Á. Các dự án thử nghiệm này đã trình diễn sự thích hợp của tất cả các thành phần tiêu chuẩn DVB-H, bao gồm mã hoá nguồn, phát dữ liệu IP và sự thu nhận tín hiệu COFDM cũng như khẳng định sự thích hợp của các thiết bị cầm tay trong các điều kiện truyền sóng thay đổi.

Ngoài ra, các bản quyền thương mại cho triển khai các dịch vụ dựa trên DVB-H đã được công nhận ở Italy (La3) và Phần Lan (Digita) diễn ra trùng với giải vơ địch bóng đá thế giới FIFA World Cup 2006. Dịch vụ DVB-H thương mại đầu tiên của châu Âu được triển khai khai thác bởi La3 Italy vào tháng 6 năm 2006.

3.13.1. Mỹ

Viễn cảnh truyền hình số ở Mỹ bị thống trị bởi sự mở rộng của hệ thống truyền dẫn ATSC với hơn 1200 trạm đang hoạt động. Vì vậy, tiêu chuẩn DVB-H dựa vào lớp vật lý của truyền tải DVB-T cơ bản không thể bổ sung thêm trên các mạng truyền hình số ATSC đang có sẵn.

Tuy nhiên, cơng nghệ này có thể được triển khai bằng cách tạo ra một hệ thống truyền dẫn DVB-H độc lập mà không dùng chung truyền dẫn DVB-T hay dùng chung bộ ghép MPEG-2 ATSC.

Modeo (trước đây Crown Castle Media) tiên phong mở đường thử nghiệm DVB- H ở Mỹ và cũng triển khai một dịch vụ thương mại sử dụng 5MHz trong băng L. Thử nghiệm được thực hiện ở Pittsburgh, sau đó triển khai thành dịch vụ thương mại. Mạng Crown Castle sử dụng vệ tinh phân phối như là phương tiện cung cấp cho mạng máy phát băng L khắp nước Mỹ.

Khai trương thương mại vào năm 2007 một mạng 9 máy phát hoạt động ở chế độ một tần số. Crown Castle sở hữu 5MHz trong băng L (1670–1675 Mhz). DVB-H nguyên thuỷ là tiêu chuẩn truyền dẫn mặt đất và vì Crown Castle đã sở hữu và quản lý hơn 10000 trạm cho truyền thơng vơ tuyến, nó là lợi thế triển khai nhanh dịch vụ DVB-H dưới tên Modeo cho toàn bộ mạng của họ.

Video được mã hố theo khn dạng Windows Media 9 (WMV9) với độ phân giải QVGA và truyền 24fps tạo cho tốc độ bit khoảng 300kbps cho mỗi luồng video. Nó dùng Windows Media DRM 10. Gói dịch vụ ban đầu bao gồm 10 kênh video và 24 kênh âm thanh. Dịch vụ có thể thu bởi các điện thoại di động, PDA, và các thiết bị xách tay khác. Hệ thống sử dụng các máy thu tương thích Windows CE. Kết nối đường trục cho toàn bộ mạng máy phát mặt đất được cung cấp bởi vệ tinh AMC-9, đặt ở vị trí 83 độ Tây.

Một phần của tài liệu ứng dụng ghép kênh ofdm trong dvb-h (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)