thước tối thiểu và trường hợp không che chắn
Xét mặt phẳng α cắt ngang phòng, cách tâm nguồn phát 100cm và cách mặt đất 80cm như hình 3.26. Bảng 3.20.trình bày so sánh suất liều giữa kích thước phòng thực tế với phòng giả định: không che chắn tường và phòng có kích thước tối thiểu phòng chụp X quang quy ước. Khoảng cách âm là do vị trí khảo sát lệch qua bên trái trục trung tâm 0,17cm, điểm giao nhau của trục trung tâm với mặt phẳng alpha là điểm O(0,0,0), bên trái giá trị âm và bên phải giá trị dương. Điểm -0,17cm là điểm lệch về
phía bên trái trục trung tâm và cách trục trung tâm 0,17 cm, các khoảng cách trên bảng
Hình 3.26. Sơđồ bố trí các vị trí khảo sát tán xạ bên trong phòng X-quang. Bảng khảo sát so sánh suất liều trên đã được chia cho hệ số chênh lệch giữa mô phỏng và đo đạc được tính ở phần trên là 1,79 (xem bảng 3.11). Sai số của các giá trị
mô phỏng dưới 3% đối với các vị trí khảo sát theo phương ngang ở hình vẽ trên. Dựa vào bảng 3.20, chúng ta có thể thấy rằng sự chênh lệch suất liều giữa kích thước phòng thực tế (3,64m x 3,47m x 3,45m) và kích thước phòng tối thiểu (3m x 3m x 3m) với phòng không tường (không che chắn tường) là khá rõ nét đặc biệt là ở khu vực ngoài trường chiếu.
Khi so sánh suất liều trường hợp không có tường che chắn ở khoảng cách cách trục trung tâm từ 28,31cm đến 64,92cm thì sự chênh lệch này khoảng 1 đến 2% đối với cả kích thước phòng thực tế và kích thước phòng tối thiểu; ở khoảng cách 64,2cm đến 138,14cm thì sự chênh lệch này tăng dần từ 0,5% đến 5,27% cho trường hợp phòng thực tế và từ 2,49% đến 9,68% cho trường hợp phòng tối thiểu. Khi các vị trí khảo sát càng gần tường; ở khoảng cách 146,27cm (cách tường tối thiểu 3,73cm) thì sự chênh lệch này lớn nhất là 6,635% và 14,226% tương ứng cho phòng thực tế và phòng tối thiểu.
Bảng 3.20. So sánh chênh lệch suất liều giữa kích thước phòng thực tế với phòng giả định: không che chắn tường và phòng có kích thước tối thiểu phòng chụp X quang quy
ước. Khoảng cách (cm) Suất liều (Gy/s) Chênh lệch (%) Phòng thực tế (1) Phòng tối thiểu (2) Phòng không
tường (3) (1)&(3) (2)&(3) (1)&(2)
-0,17 6,50E-03 6,50E-03 6,50E-03 0,016% 0,033% 0,018%
3,90 6,34E-03 6,35E-03 6,34E-03 0,015% 0,015% 0,030%
16,10 5,21E-03 5,21E-03 5,21E-03 0,069% 0,025% 0,044%
28,31 1,35E-04 1,35E-04 1,34E-04 1,010% 1,101% 0,093%
40,51 5,73E-05 5,80E-05 5,60E-05 2,310% 3,348% 1,062%
52,71 4,77E-05 4,83E-05 4,82E-05 1,039% 0,255% 1,291%
64,92 3,88E-05 3,84E-05 3,85E-05 0,771% 0,281% 1,050%
77,12 3,23E-05 3,20E-05 3,11E-05 3,504% 2,600% 0,928%
89,32 3,08E-05 3,05E-05 2,95E-05 4,256% 3,222% 1,068%
93,39 2,54E-05 2,52E-05 2,46E-05 3,213% 2,494% 0,738%
105,59 2,28E-05 2,31E-05 2,21E-05 3,265% 4,336% 1,108%
113,73 1,91E-05 1,95E-05 1,85E-05 3,095% 5,164% 2,135%
121,86 1,70E-05 1,73E-05 1,62E-05 4,374% 6,314% 2,028%
130,00 1,44E-05 1,51E-05 1,44E-05 0,501% 4,644% 5,121%
138,14 1,32E-05 1,39E-05 1,25E-05 5,272% 9,680% 4,653%
146,27 1,16E-05 1,26E-05 1,08E-05 6,635% 14,226% 8,130%
Đồng thời kết quả so sánh suất liều giữa phòng tối thiểu với phòng thực tế theo các vị trí từ 39,39cm đến 146,27cm cho thấy suất liều phòng tối thiểu lớn hơn so với phòng thực tế theo các giá trị tăng dần từ 0,74% đến 8,13%. Điều này là do phòng tối thiểu có kích thước nhỏ hơn so với phòng thực tế nên các vị trí khảo sát có khoảng
cách là như nhau so với trục trung tâm nhưng cách tường của kích thước phòng tối thiểu những khoảng cách khác nhau. Cụ thể là vị trí khảo sát sẽ gần tường của phòng tối thiểu hơn nên các vị trí này trong phòng tối thiểu sẽ nhận liều tán xạ nhiều hơn từ
mặt đất và tường. Khi kích thước phòng càng nhỏ thì sự tán xạ của chùm tia trong phòng càng nhiều và giá trị suất liều sẽ càng tăng, cụ thể tăng lên từ 1 đến 14% như so sánh ở trên. Giữa suất liều của phòng tối thiểu so với phòng thực tế, các vùng A (-0,17; 28,31)cm, B (28,31; 77,12)cm, C (77,12; 121,86)cm, D (130; 138,14)cm và E (146,27; 150)cm chênh lệch trung bình tương ứng là 0,046%; 1,08%; 1,77%; 4,89% và ≥8,13%.
Điều này cũng được giải thích như công trình [11] có sự chênh lệch khác nhau là do sự
khác nhau giữa năng lượng và góc tới của chùm photon tới và năng lượng và góc tán xạ của chùm photon tán xạ lên mặt bê tông và tường bê tông trong hai trường hợp kích thước phòng thực tế và kích thước phòng tối thiểu.
Hình 3.27. Sơđồ tán xạ trong phòng Xquang.