5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2.2. Phân tích tình hình chi phí
Bảng 2.2: TỔNG HỢP CHI PHÍ GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
ĐVT: Đồng
TK Tên tài khoản Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
632 Giá vốn bán hàng 49.847.044.009 84.064.814.599 34.217.770.590
6321 Giá vốn bán hàng hoá 4.317.269.242 7.433.535.815 3.116.266.573
6322 Giá vốn bán thành phẩm 45.529.774.767 76.562.085.669 31.032.310.902
6323 Giá vốn cung cấp dịch vụ - 69.193.115 69.193.115
635 Chi phí tài chính 151.422.222 350.416.669 198.994.447
6351 Tiền lãi vay phải trả 151.422.222 350.416.669 198.994.447
641 Chi phí bán hàng 37.832.837 610.261.462 572.428.625
6412 Chi phí vật liệu bao bì (bán
hàng) 28.758.017 117.305.239 88.547.222
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng (bán
hàng) 8.402.500 2.242.500 (6.160.000)
6418 Chi phí bằng tiền khác (bán
hàng) 672.320 490.713.723 490.041.403
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.607.789.827 1.784.392.865 176.603.038
6421 Chi phí nhân viên quản lý
(QLDN) 978.112.159 1.081.734.653 103.622.494
6422 Chi phí vật liệu quản lý (QLDN) 30.155.463 20.861.905 (9.293.558)
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng
(QLDN) 118.608.766 141.371.322 22.762.556
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ (QLDN) 89.617.862 128.630.068 39.012.206
6425 Thuế, phí và lệ phí (QLDN) 3.000.000 30.252.471 27.252.471
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài
(QLDN) 80.264.143 52.851.976 (27.412.167)
6428 Chi phí bằng tiền khác (QLDN) 308.031.434 328.690.470 20.659.036
811 Chi phí khác 19.436.746 531.672.117 512.235.371
8111 Chi phí khác 19.436.746 531.672.117 512.235.371
(Nguồn: Phòng kế toán công ty bảng cân đối tài khoản tại Công ty Sacoimex)
- Giá vốn hàng bán năm 2010 cao hơn năm 2009 với số chênh lệch là 34.217.770.590 đồng. Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sự biến động về giá vốn qua hai năm 2009 và 2010 như: Chi phí nguyên liệu chính, chi phí nguyên liệu phụ, năng lượng - điện, nhiên liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung....Do chi
phí sản xuất ở năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009. Đặc biệt là sự tăng giá cao của nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất chả cá. Nguyên liệu chiếm một tỷ trọng hết sức quan trọng trong việc cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh. Nguyên nhân của sự tăng giá nguyên liệu đầu vào: Do chi phí xăng dầu trong năm 2010 cao hơn năm 2009 làm ảnh hưởng đến khả năng đánh bắt thủy sản của ngư dân. Để đảm bảo cho ngư dân có lãi trong việc đánh bắt nên giá cá nguyên liệu cũng tăng theọ Xăng dầu tăng cũng làm cho chi phí vận chuyển nguyên liệu cũng tăng vọt. Bên cạnh chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao thì các chi phí khác cũng tăng như: chi phí nhân công 175.535.752 đồng năm 2010 so với 130.198.521 đồng năm 2009, chi phí sản xuất chung 248.292.630 đồng năm 2010 so với 233.421.325 đồng năm 2009. Điều cần lưu ý ở đây, năm 2009 chỉ tiêu giá vốn cung cấp dịch vụ không phát sinh mà năm 2010 chỉ tiêu này có giá trị là 69.193.115 đồng. Bởi vì, trong năm 2010 công ty đã có hoạt động đông tôm, gia công cho các công ty cùng ngành, hoạt động này đòi hỏi bao bì, điện... đều từ công tỵ Ta thấy, công ty đã phát triển các hoạt động so với năm trước. Do vậy công ty cần tiếp tục phát huy và có kế hoạch cho công tác này để ngày càng mang về cho công ty nhiều thành quả. Tuy nhiên, đây là khoản chi phí, do đó công ty cần thận trọng hơn.
- Chi phí tài chính năm 2010 cũng tăng so với năm 2009 với số tiền là 198.994.447 đồng. Năm 2009 thì chi phí lãi vay phải trả là 151.422.222 đồng, chiếm 30,22% trên tổng tiền lãi vay phải trả qua hai năm. Trong khi đó năm 2010 là 350.416.669 đồng, tỉ lệ 69,78%. Nguyên nhân do năm 2010 Công ty phải tốn chi phí mua nguyên vật liệu và chi phí sửa chữa cao cho nên phải vay thêm ngân hàng so với năm 2009. Chi phí tài chính này có xu hướng tăng vọt, công ty cần thận trọng xem xét, để tránh tình trạng chi phí tăng một cách đột biến là biến động cả quá trình sản xuất kinh doanh, công ty cần có biện pháp hợp lý cải thiện làm giảm các khoản chi phí.
- Chi phí bán hàng năm 2010 lớn hơn năm 2009 số chênh lệch 561.477.255 đồng. Chi phí bán hàng của công ty ảnh hưởng bởi:
+ Chi phí vật liệu bao bì bán hàng năm 2010 cao hơn năm 2009 số chênh lệch là 88.547.222 đồng. Năm 2009 là 28.758.017 đồng, chiếm 76,01% trên tổng chi phí bán hàng năm 2009 và năm 2010 là 117.305.239 đồng, chiếm 19,22% trên tổng chi
phục vụ tốt trong công việc bảo quản và vận chuyển dễ dàng thì chi phí bao bì vật liệu phải bỏ ra nhiềụ Bên cạnh đó, nhân tố khách quan vật giá thị trường ngày càng tăng, đồng tiền theo thời gian có giá trị giảm so với những năm trước, nên đó cung là nguyên nhân làm tăng chi phí bao bì cho công tác bán hàng. Tuy nhiên, cũng cần phải có kế hoạch cụ thể, phân công việc hợp lý, bảo vệ tránh thất thoát. Để có thể giảm thiểu tối đa khoản chi phí nàỵ
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng bán hàng năm 2009 cao hơn năm 2010 số tiền 6.160.000 đồng. Cụ thể, năm 2009 phát sinh là 8.402.500 đồng, chiếm 22,21% trên tổng chi phí bán hàng năm 2009 và năm 2010 là 0,37% với chi phí là 2.242.500 đồng. Bởi vì, năm 2009 công ty đã trang bị những dụng cụ này rồi, vì vậy mà năm sau chỉ bổ sung không cần mua mớị Đây là điều công ty nên duy trì, bảo vệ, quản lý tốt công cụ, dụng cụ góp phần giảm chi phí cho năm saụ
+ Chi phí bằng tiền khác phục vụ việc bán hàng năm 2010 cao hơn năm 2009 số chênh lệch là 490.041.403 đồng. Năm 2009 chi phí bằng tiền khác là 672.320 đồng, chiếm tỷ lệ 1,78% trên tổng chi phí bán hàng năm 2009. Năm 2010 chi phí bằng tiền khác phát sinh là 490.713.723 đồng, chiếm 80.41% trên tổng chi phí bán hàng năm 2010. Tóm lại năm 2009 thì chi phí bằng tiền khác thấp hơn rất nhiều so với năm 2010. Với lý do, năm 2010 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển, sản xuất ra nhiều sản lượng nên cần vận chuyển nhiều hơn và tốn khoản chi phí này nhiều hơn. Tuy nhiên, nói như vậy không phải là khuyến khích sự tăng lên của chi phí, mà công ty nên thận trọng theo dõi những khoản chi phí như vậy để kịp thời giải quyết khi xảy ra sự cố, để chi phí phát sinh một cách hợp lý.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2010 cũng nhảy vọt so với năm 2009 số chênh lệch là 176.603.038 đồng. Chi phí QLDN của công ty ảnh hưởng bởi:
+ Chi phí nhân viên quản lý (QLDN) năm 2010 cao hơn năm 2009 103.622.494 đồng. Năm 2009 công ty chi phí này là 978.112.159 đồng, chiếm tỉ lệ 60,84% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009. Năm 2010 chiếm 60,62% với chi phí phát sinh 1.081.734.653 đồng. Đây cũng là điều khuyến khích vì con người là nhân tố chủ đạọ Tuy nhiên, công ty nên thận trọng vấn đề này, công ty nên có giải pháp thích hợp hơn để tránh chi phí đột biến như thế nàỵ
+ Chi phí vật liệu quản lý (QLDN) năm 2009 cao hơn năm 2010 số tiền 9.293.558 đồng. Cũng như chi phí vật liệu quản lý cho bộ phận bán hàng, thì vật
liệu để trang bị cho việc quản lý năm 2009 đã sẵn sàng và có được công tác bảo quản tốt do đó mà năm 2010 sự trang trãi cho bộ phận quản lý chỉ là bổ sung. Vì vậy, năm sau giảm so với năm trước. Công ty nên duy trì để giá trị chi phí giảm ở mức thích hợp, cũng góp phần đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công tỵ
+ Chi phí đồ dùng văn phòng (QLDN) năm 2010 lớn hơn 22.762.556 đồng so với năm 2009. Năm 2009 chi phí đồ dùng văn phòng là 118.608.766 đồng, chiếm 7,38% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2010 là 7,92% . Để giúp việc quản lý tốt hơn, công ty đã trang bị thêm một số đồ dùng văn phòng trong năm 2010.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ (QLDN) năm 2010 cũng cao hơn năm 2009 số tiền 39.012.206 đồng. Năm 2010 công ty đã bổ sung thêm tài sản cố định phục vụ cho sản xuất do vậy mà chi phí khấu hao TSCĐ (QLDN) năm 2010 cao hơn so với năm 2009.
+ Thuế, phí và lệ phí (QLDN) có sự chênh lệch 27.252.471 đồng vẫn là năm 2010 phát sinh nhiều hơn năm 2009. Vì công ty có sự bổ sung tài sản cố định nên kéo theo các khoản phí, lệ phí năm 2010 cũng tăng caọ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (QLDN) năm 2009 phát sinh lớn hơn 2010 số tiền 27.412.167 đồng.
+ Chi phí bằng tiền khác (QLDN) năm 2010 lớn hơn năm 2009 số tiền 20.659.036 đồng .
- Chi phí khác năm 2010 cao hơn rất nhiều so với năm 2009 với số chênh lệch 512.235.371 đồng. Chi phí khác đột biến tăng nhanh, năm 2009 chi phí khác phát sinh chỉ ở mức 19.436.746 đồng chỉ chiếm 3,53% trên tổng chi phí khác của hai năm. Năm 2010, mức chi phí khác phát sinh rất cao với con số 531.670.125 đồng chiếm tới 96,47% tổng chi phí hai năm.
0 10000000000 20000000000 30000000000 40000000000 50000000000 60000000000 70000000000 80000000000 90000000000 Năm 2009 Năm 2010 Giá vốn bán hàng Chi phí tài chính Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí khác
Hình 2.7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUA HAI NĂM 2009 – 2010
Tình hình chi phí hai năm có sự đột biến lớn, không phải bất cứ lúc nào chi phí năm sau cũng tăng vọt so với năm trước dù rằng đồng tiền ngày càng giảm giá trị, vật giá ngày càng đắt đỏ. Tổng chi phí năm 2010 cao hơn nhiều so với năm 2009. Công ty đã đầu tư nguồn vốn khá lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng có những khoản chi phí năm 2009 cao hơn năm 2010 như chi phí dụng cụ đồ dùng bán hàng, vật liệu quản lý, dịch vụ mua ngoàị..Do thời gian mới thành lập công ty phải đầu tư những khoản chi phí này để phục vụ cho cả quá trình sản xuất lâu dàị Tuy nhiên, những khoản chi phí mà đột biến tăng như vậy công ty cần theo dõi thận trọng để sự phát sinh đó là hợp lý, có giải pháp thực hiện để hoạt động kinh doanh được tốt hơn.