5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SAO BIỂN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản của huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã phát triền khá mạnh từ rất lâụ Nhiều sở chế biến thủy sản hình thành nhưng chỉ ở mức khai thác một số nguồn nguyên liệu để chế biến cho xuất khẩụ Trong khi đó một số loại nguyên liệu của quá trình khai thác chỉ được bán ra như phụ phẩm, đã làm giảm giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế. Với tầm nhìn chiến lược, chủ động tìm hiểu cơ hội đầu tư, nhu cầu của thị trường làm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.
Dự án được xây dựng trong khuôn viên thuộc Xí nghiệp 19/5 (cũ) tại Khóm 1, thị trấn Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Công Ty Cổ phần Thuỷ sản Sao Biển là Công ty Cổ phần được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển là một Công ty Cổ phần đuợc thành lập từ 3 Cổ đông góp vốn đó là: Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long (Cửu Long Seapro), Công ty Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex), Công ty TNHH Điện lạnh Sài Gòn. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5803000047 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Trà Vinh cấp ngày 11 tháng 04 năm 2008. Sản phẩm chính của Công ty là các loại chả cá biển đông lạnh xuất khẩu theo quy định hiện hành của Nhà Nước. Góp phần đưa ngành kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Trà Vinh.
- Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành.
- Năm thành lập: 2008 (Cổ phần mới hoàn toàn không từ Doanh nghiệp Nhà nuớc chuyển sang).
- Con dấu, được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà Nước và các Ngân hàng trong và ngoài nước theo qui định.
- Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Bộ tài Chính. - Năng lực sản xuất: 40 tấn chả cá đông lạnh/ngày đêm.
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển.
- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: SAO BIEN SEAFOOD JIONT STOCK COMPANỴ
- Tên viết tắt là: SACOIMEX.
- Văn phòng giao dịch đặt tại: Khóm I, thị trấn Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
- Điện thoại: 074.3833513. Fax:074. 3833525 - Email: sacoimex2008@vnn.vn
- Website: sacoimex.vn
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Thu mua, nuôi trồng và chế biến các mặt hàng thủy hải sản, nông súc sản đông lạnh.
Kinh doanh trong và ngoài nước các mặt hàng thủy hải sản, nông súc sản đông lạnh và các dịch vụ khác.
Sản xuất các loại thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy hải sản.
Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và thức ăn tôm cá phục vụ nuôi trồng, chế biến hàng xuất khẩụ
2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần Thủy sản Sao Biển có bộ máy tổ chức gọn, công tác quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả, lực lượng lao động đã qua đào tạo tay nghề.
Nhà xưởng máy móc thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn chế biến hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu vào thị trường EỤ Chương trình quản lý chất lượng áp dụng theo HACCP.
Hình 2.2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẢ CÁ (SURIMI)
Đây là quy trình tiên tiến cùng với các thiết bị, máy móc hiện đạị Bên cạnh đó, đây là chương trình quản lý chất lượng được áp dụng theo HACCP (Hazarrd Analysis Critical Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiếp nhận nguyên liệu, phân loại
Rửa (1), Sơ chế
Rửa (2), tách xương
Khuấy rửa, lọc ly tâm (1) (2)
Tách mỡ
Lọc ly tâm (3)
Lọc tinh
Phối trộn phụ gia
Định hình
Bao gói, cấp đông, dò kim loại
Đóng thùng, ghi nhãn, bảo quản Cân
Nước thải, nội tạng
Nước thải, nội tạng
dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm, kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Hiện nay, theo thống kê, trong tất cả các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trong tỉnh chỉ có duy nhất Sacoimex là áp dụng quy trình nàỵ Đây là lợi thế rất lớn của Sacoimex trong việc đưa sản phẩm ra thị trường Châu Âu và một số nước Châu Á
2.1.4. Tổ chức quản lý của đơn vị
Đứng đầu Công ty là Hội đồng Quản trị, dưới Hội đồng Quản trị là Ban Giám đốc và dưới Ban Giám đốc còn có các Phòng, Ban đơn vị, Tổ đội trực thuộc khác như: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kinh doanh Kế hoạch, Phòng Kế toán Tài vụ, Ban điều hành Sản xuất, Tổ Tiếp nhận Sơ chế, Tổ Sản xuất.
- Ban giám đốc:
+ Tổng giám đốc: là người lãnh đạo điều hành công việc và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành và thực hiện kế hoạch của công tỵ
+ Phó tổng giám đốc: là người trợ giúp cho tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các mặt công tác được tổng giám đốc ủy nhiệm.
- Phòng kỹ thuật công nghệ: triển khai quy trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm đúng theo quy định về vi sinh, kháng sinh đảm bảo an toàn thực phẩm, đúng quy cách chủng loạị
- Phòng kế hoạch kinh doanh: quản lý tiêu thụ giúp lãnh đạo nắm bắt được thông tin biến động về giá, kịp thời đề xuất những biện pháp, chiến lược kinh doanh, giải quyết khi có biến động.
- Phòng kế toán tài vụ: tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán kế toán, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập báo cáo tài chính đúng quy định, theo dõi thu hồi công nợ kịp thời, đầy đủ chính xác không để thất thoát tài sản của công tỵ
- Ban điều hành sản xuất: điều hành các tổ thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm tạo ra đảm bảo chất lượng kỹ thuật về số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo đúng thời gian quy định mà kế hoạch đã đề rạ
Hội Đồng Quản trị Ban Giám Đốc P. Tổ chức Hành chính P. Kế toán Tài vụ P. Kinh doanh Kế hoạch Ban điều Hành Sản xuất Tổ Cơ điện Tổ Tiếp nhận sơ chế Tổ Sản xuất Cấp Đông
Hình 2.3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán
● Tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.4: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng Kế toán thành phẩm - Kế toán ngân hàng Kế toán vật tư - Kế toán thuế Kế toán thành phẩm Thủ quỹ Kế toán tổng hợp
● Chức năng nhiệm vụ
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác kế toán, tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức kiểm tra, đôn đốc các thành phần kế toán trong nội bộ công tỵ Các bộ phận kế toán tại văn phòng công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Kế toán Trưởng.
- Kế toán tổng hợp: theo dõi một cách tổng quát tình hình hoạt động của tất cả các ngành trong công tỵ Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình tài chính, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và trích lập các quỹ cho công ty, bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ phận có liên quan kể cả bên ngoàị Ngoài ra kế toán tổng hợp còn thực hiện việc theo dõi tình hình tăng giảm và trích hấu hao các tài sản cố định trong công ty vì các tài sản cố định trong công ty có giá trị rất lớn, do đó đòi hỏi sự chính xác và trình độ chuyên môn caọ
- Kế toán thanh toán: theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tình hình thu tiền và ứng trước tiền cũng như các khoản nợ của khách hàng. Có trách nhiệm đôn đốc việc thanh toán nợ của khách hàng sao cho đảm bảo đúng thời hạn nợ.
- Kế toán ngân hàng: hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu thu, hoá đơn bán hàng, phiếu báo nợ, có của ngân hàng và mở tài khoản 112 để phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các số liệu ghi chép sẽ được tổng hợp lại và được trình báo cáo kế toán tổng hợp khi có yêu cầu hoặc cuối tháng.
- Kế toán kho thành phẩm - tiêu thụ thành phẩm: lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng. Tính giá nhập xuất tồn thành phẩm, lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn, đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Xuất hoá đơn bán hàng khi tiêu thụ sản phẩm.
- Kế toán kho vật tư và kế toán thuế: lập chứng từ xuất nhập, chi phí mua hàng và kê khai thuế đầu ra, đầu vàọ Theo dõi công nợ và lập biên bản đối chiếu công nợ theo định kỳ (hoặc khi có yêu cầu). Tính giá nhập xuất tồn vật tư. Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
- Thủ quỹ: căn cứ vào phiếu thu, chi để thực hiện các công việc hạch toán thu, chi hàng ngàỵ Phải thường xuyên theo dõi số liệu, đối chiếu số liệu kế toán với số
● Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty
Hiện nay, công ty đang áp dụng theo dõi trình tự ghi sổ sách kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Ghi chú :
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 2.5: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
- Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản : Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ". Quá trình ghi sổ kế toán tách rời 02 quá trình:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ gốc Bảng cân đối số p/s Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cáị - Các loại sổ kế toán chủ yếu :
+ Chứng từ ghi sổ
+Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Sổ cái
+ Các sổ, thẻ, kế toán chi tiết (lưu ý: DN phát sinh sử dụng bao nhiêu TK thì có bấy nhiêu sổ chi tiết )
Nội dung, trình tự ghi sổ
- Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân loại để lập bảng Tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập "Bảng cân đối tài khoản".
- Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó. Các Bảng Tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá vật tư xuất kho: hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước.
2.1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển
Từ một số cơ sở như: vị thế của doanh nghiệp, nguồn nhân lực sẵn có, nguồn nguyên liệu…Trong tương lai công ty sẽ phát triển mạnh hơn nữa nổ lực đạt được chiến lược và phương hướng phát triển như sau:
● Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chính: nguồn nguyên liệu cung cấp hàng năm cho công ty được thu mua từ các dựa tại địa bàn huyện Duyên Hải, Trà Cú và các địa phương khác như: Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang…Trong năm tới công ty dự kiến mua khoảng 6.500 tấn cá nguyên liệu để sản xuất ra 3.000 tấn chả cá thành phẩm các loạị
Công tác cung ứng nguyên vật liệu: Nắm bắt thông tin giá cả mua bán nguyên vật liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau và dựa trên sản lượng từng mặc hàng để lên kế hoạch cân đối nhu cầu nguyên vật liệụ
Tăng cường tìm kiếm khách hàng bán nguyên liệu trong và ngoài tỉnh.
Nguyên vật liệu phụ: chủ yếu là hóa chất, bao bì, vật tư sẽ mua trực tiếp từ các nhà cung cấp lớn, giá cạnh tranh, giao hàng nhanh và đạt chất lượng.
● Sản phẩm: chiến lược này dựa trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của mình, hàng đông lạnh chính của công ty là chả cá.
Thị trường cạnh tranh càng gay gắt, vai trò của chiến lược sản phẩm này càng trở nên quan trọng. Mặc hàng thủy sản chả cá đông lạnh xuất khẩu sản xuất theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Quy trình sản xuất, nhà xưởng và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn EU với mã số Code (D329) chương trình quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra công ty còn chú trọng việc duy trì sản phẩm đạt chất lượng cao và trung bình khá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tại mỗi quốc gia nhập khẩu và cho mọi sản phẩm của doanh nghiệp khi cung ứng cho thị trường. Trong năm tới công ty vẫn ổn định sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là ưu tiên hàng đầụ Đồng thời nghiên cứu chế biến mặc hàng mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
● Marketing:
Công ty từng bước xây dựng cũng cố sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước và sẽ duy trì khách hàng truyền thống.
Trong năm tới nếu được hổ trợ từ Coimex, công ty sẽ có kế hoạch phát triển mạnh vào thị trường EU và thị trường Châu Á.
Duy trì và đẩy mạnh việc bán hàng cho những khách hàng truyền thống của công ty để xuất hàng sang các nước nhập khẩu theo phương châm “Giữ vững chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn và bán giá hợp lý - cho từng khách hàng, từng thị trường, từng loại sản phẩm và đặc biệt là sản phẩm phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Công ty định hướng xây dựng website, quảng bá hình ảnh sản phẩm công ty