tiếp xúc
Góc tiếp xúc trên liên diện dầu-nước-đá móng Diorite được đo trên thiết bị đo SCBM và đo góc tiếp xúc OCA 20. Thử nghiệm tính dính ướt được thực hiện trên các tấm đá móng Diorite có kích thước 2cm x 1cm x 0.2cm. Các tấm đá được mài bóng với bàn mài kim cương 600 mesh và để cân bằng với nước biển tổng hợp trong thời gian 24 giờ. Trạng thái dính ướt ban đầu của đá móng được xác định bằng cách đo góc tiếp xúc của giọt dầu trên bề mặt tấm đá ngâm trong nước biển. Sau đó lấy tấm đá ra khỏi nước biển và ủ với dầu ở nhiệt độ 91o trong tủ sấy trong vòng 48 giờđể bề mặt đá trở thành dính ướt dầu. Sau khi lấy ra khỏi tủ sấy, tấm đá (với các giọt dầu dính trên
đó) được tiếp xúc với nước biển trong 1 giờ và đo góc tiếp xúc. Tiếp theo, nước biển
được thay bằng hệ dung dịch nước biển/chất HĐBM và sự thay đổi của góc tiếp xúc
được theo dõi trong thời gian 48 giờ bằng cách ghi nhận các hình ảnh của giọt dầu dính trên bề mặt đá móng dựa trên camera của thiết bị OCA 20. Trên cơ sở các hình
ảnh ghi nhận được, dùng phần mềm tính toán để hiển thị các giá trị của góc tiếp xúc đo
được trên màn hình. Trong trường hợp các giọt quá nhỏ (<<0.1mm) sẽ khó đo góc tiếp xúc một cách chính xác thì phải thực hiện thử nghiệm sau dính ướt. Trong thử nghiệm sau dính ướt, tấm đá được rửa bằng nước biển, sau đó xử lý với chất HĐBM. Tiếp đó
34
kim bơm hình móc câu. Sau đó đo góc tiếp xúc. Điều này cho biết trạng thái dính ướt cuối cùng của tấm đá. Các giọt dầu được đặt ở vài vị trí trên bề mặt của đá móng và sự thay đổi của góc tiếp xúc được ghi nhận.
Hình 2.4. Hình ảnh giot dầu và sơđồ xác định góc tiếp xúc của giọt dầu trên bề mặt
đá