Dòng H.26x

Một phần của tài liệu xây dựng engine giải mã video h.264 trên hệ thống nhúng (Trang 70 - 71)

Bao gồm các chuẩn H.261, H.262, H.263 và H.264. Trong đó, chuẩn H.262 là chuẩn MPEG-2 và chuẩn H.264 chính là chuẩn MPEG-4 Part 10 của ISO.

4.1.2.1 Chuẩn H.261

H.261 được đưa ra bởi tổ chức ITU năm 1993 và

– 2 độ phân giải CIF (352x288) và QCIF (176x144). Thuật toán nén của chuẩn này không phức tạp do yêu cầu việc nén và giải nén phải được thực hiện theo thời gian thực. Và vì đây là chuẩn phục vụ cho các hội nghị video 2 chiều, B-frame không được sử dụng (do không có những frame tiếp theo để B-frame tham chiếu).

4.1.2.2 Chuẩn H.263

H.263 là chuẩn mã hóa do nhóm VCEG (Video Coding Experts Group) thuộc tổ chức ITU đưa ra năm 1995, là 1 chuẩn với tốc độ bit thấp dùng cho các hội nghị trực tuyến. Năm 1998, ITU cải tiến chuẩn này và cho ra đời chuẩn H.263v2 (còn gọi là H.263+ hay H.263 1998). Năm 2000, chuẩn H.263v3 ra đời (còn gọi là H.263++ hay H.263 2000).

H.263 được phát triển dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ chuẩn H.261 trước đó và từ các chuẩn khác của MPEG là MPEG-1 và MPEG-2. So với H.261, H.263 có chất lượng video tốt hơn và lượng bit lưu trữ trên 1 đơn vị thời gian nhỏ hơn. Với

71 chuẩn H.263, ta có thể truyền được video với chất lượng chấp nhận được trên đường truyền điện thoại tốc độ 28.8Kbps. H.263 hỗ trợ độ phân giải từ 128x96 dến 352x288. H.263 có những cải tiến trong việc dự đoán các chuyển động – không lưu toàn bộ các hình riêng lẻ mà sử dụng cơ chế dự đoán giống như MPEG nhưng tối ưu hơn.

Ngoài ra trong quá trình mã hóa, các thuật toán giảm dữ liệu dư thừa và phân lớp được tối ưu hơn nhiều so với các chuẩn trước đó.

4.1.2.3 Chuẩn H.264/AVC3

H.264/AVC được đưa ra vào khoảng tháng 5-2003 bởi nhóm JVT (Joint Video Team). Theo nhóm MPEG, chuẩn này được gọi là MPEG-4 Part 10. Còn với ITU,

nó được gọi là H.264. Hiện nay, chuẩn này được biết đến dưới tên gọi thống nhất do MPEG đề ra là Advanced Video Coding (AVC).

H.264 được kế thừa từ các chuẩn nén video trước đó như MPEG-2 và MPEG-4 Visual cho hiệu suất nén tốt hơn và linh hoạt hơn trong việc lưu trữ, truyền dẫn video so với các chuẩn này.

H.264 được ứng dụng trong một số lĩnh vực sau :

 Truyền hình kỹ thuật số

 Lưu trữ video trên đĩa DVD với các định dạng HD-DVD và Blu-Ray

 Truyền hình di động, hội thảo trực tuyến

 Truyền dữ liệu trong mạng RTP/IP

 Hệ thống điện thoại đa phương tiện của ITU-T

 HD – video phone (điện thoại hỗ trợ truyền tải hình ảnh độ nét cao trong khi nói).

Một phần của tài liệu xây dựng engine giải mã video h.264 trên hệ thống nhúng (Trang 70 - 71)