Dòng MPEG (4)

Một phần của tài liệu xây dựng engine giải mã video h.264 trên hệ thống nhúng (Trang 69 - 70)

MPEG là chuẩn mã hóa dùng cho video số, được đưa ra bởi nhóm MPEG (Motion Picture Experts Group) – một nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức ISO/IEC.

4.1.1.1 Chuẩn MPEG-1

MPEG-1 là chuẩn nén video đầu tiên của ISO, còn được gọi là ISO/IEC – 11172. Dữ liệu được lưu trữ trên các phương tiện số như đĩa video-CD với độ phân giải SIF (352x240 – 29.97fps hay 352x288 – 25fps), có tốc độ bit xấp xỉ 1.15Mbps. MPEG-1 ra đời sau và gần như tương tự với chuẩn H.261 ngoại trừ việc mã hóa có đôi chút khác biệt. So với H.261, MPEG-1 hỗ trợ B-frames. Tiếp theo MPEG-1, sự ra đời MPEG-2 là một sự đột phá với độ phân giải và tốc độ bit cao hơn hẳn.

4.1.1.2 Chuẩn MPEG-2

MPEG-2 còn được gọi là ISO/IEC – 13818, được mở rộng dựa trên chuẩn MPEG-1 để phục vụ việc nén dữ liệu video. Các ứng dụng sử dụng MPEG–2 bao gồm truyền hình kỹ thuật số (Standard-definition Television), truyền hình theo yêu cầu (Video On Demand) và đĩa DVD (Digital Video Disc).

4.1.1.3 Chuẩn MPEG-4

MPEG-4 còn được gọi là ISO/IEC – 14496 được công bố vào tháng 10-1998 và được công nhận là tiêu chuẩn quốc tế tháng 1-1999. MPEG-4 là chuẩn thông dụng trong các ứng dụng về đồ hoạ, video tương tác hai chiều (trò chơi điện tử, hội nghị trực tuyến), các ứng dụng multimedia tương tác hai chiều (World Wide Web) hoặc

70 các ứng dụng truyền tải dữ liệu video như truyền hình cáp, Internet Video,… Sự ra đời của MPEG-4 giúp giải quyết các vấn đề về dung lượng các thiết bị lưu trữ và về giới hạn băng thông của đường truyền.

Ưu điểm nổi bật nhất của MPEG-4 là việc lưu trữ, xử lý dữ liệu âm thanh và hình ảnh trên cơ sở hướng đối tượng, điều này làm tăng khả năng tương tác và hiệu chỉnh cho các chương trình truyền hình cũng như các ứng dụng multimedia hiện tại

(5)

.

Một phần của tài liệu xây dựng engine giải mã video h.264 trên hệ thống nhúng (Trang 69 - 70)