Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế:

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Huy Động Vốn và Cho Vay Ngắn Hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh TP Long Xuyên (Trang 31 - 33)

Việc phân tích tình hình dư nợ hàng năm chưa cho thấy hết đươc hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ tăng là điều tốt nhưng đôi khi dư nợ giảm cũng không phải là một việc xấu đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong mức dư nợ còn chứa đựng một lượng nợ quá hạn, do đó ngoài phân tích dư nợ việc phân tích thêm nợ quá hạn sẽ cho thấy rõ hơn vấn đề để có những giải pháp hợp lí và chính xác.

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu Đồng S T Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Tuyệt

đối (%) Tuyệt đối (%)

1 Nông nghiệp 445 378 904 -67 -15 526 139 2 Thủy - hải sản 182 913 1.605 731 401,6 692 75,8 3 TTCN 1 51 384 50 500 333 653 4 TM – DV 126 710 1.341 584 463 631 88,8 5 Ngành khác 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 754 2.052 4.234 1.298 172 2.182 106,3

Nguồn: Báo cáo thống kê cho vay theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế qua 3 năm (2004-2006)

Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn trong 3 năm qua tăng cao, đây là một tín hiệu không mấy khả quan cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn tăng cao nhất là vào năm 2006, NQH đạt 4.234 triệu đồng tăng 2.182 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 106,3%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng NQH tăng cao là do công tác thu nợ còn nhiều bất cập hay việc thẩm định cho vay của Ngân hàng có nhiều thiếu sót, để biết rõ nguyên nhân ta đi vào phân tích NQH theo từng ngành kinh tế:

Biểu đồ 6: Doanh số nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế

+ Ngàng nông nghiệp:

Tồn đọng NQH trong năm 2004 là 445 triệu đồng, sang năm 2005 NQH giảm chỉ còn 378 triệu đồng, giảm 15% tương đương 67 triệu đồng so với năm 2004. Đến năm 2006 NQH tăng lên 904 triệu đồng, tăng thêm 526 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 139%.

Nhìn chung NQH đối với ngành nông nghiệp trong năm 2005 có giảm 15% do bộ phận xử lí nợ của Ngân hàng hoạt động tích cực. Qua năm 2006 NQH tăng trở lại là do một số khách hàng chưa có thói quen trả nợ đúng hạn, họ thường trông chờ, ỷ lại, thiếu tự giác, chỉ trả khi CBTD đến nhắc nhở nhiều lần.

+ Đối với các ngành thủy hải sản, TTCN và TM – DV thì NQH đều tăng qua 3 năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2006.

Năm 2004 NQH ngành thủy hải sản chiến 0,4% tổng dư nợ, ngành TM - DV là 0,2% ngành TTCN chỉ chiếm 0,01% tổng dư nợ.

Năm 2005 NQH tăng nhẹ, ngành thủy hải sản chiếm 1,8%, TM - DV là 1,07% và TTCN là 0,5% so với tổng dư nợ. Trong năm này chỉ có tình hình NQH ngành thủy hải sản là tăng cao,tuy nhiên vẫn chưa vượt khỏi mức cho phép của NHNoTỉnh.

Năm 2006 tình hình NQH tăng cao nhất trong các năm, vượt quá mức cho phép của NHNo Tỉnh. Cụ thể: ngành thủy hải sản tăng 75,8% so với năm 2005, chiếm 3,3% tổng dư nợ; ngành TTCN tăng 653% tương đương 333 triệu đồng chiếm 3,5% tổng dư nợ; ngành TM –DV tăng 88,8% tương đương 631 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 2,3% tổng dư nợ.

Tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua của Ngân hàng đang chuyển biến theo chiều hướng xấu, nợ quá hạn tăng qua 3 năm và tăng cao nhất là NQH của ngành Tủy hải sản và TM – DV. Đứng thứ 3 là ngành Nông nghiệp, mặc dù doanh số cho vay của ngành này không tăng cao nhưng với tình trạng nợ quá hạn như trên thì Ngân hàng cần lưu ý mức tồn đọng này vì tiềm năng phát triển của ngành này không còn nhiều.

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Huy Động Vốn và Cho Vay Ngắn Hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh TP Long Xuyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w