Giải pháp nâng cao chất lượng lực lượng lao động:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và phương pháp luận về vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế (Trang 28 - 29)

Chất lượng nhân lực thấp và không được đào tạo bài bản đã khiến cho người lao động phải chịu lép vế và phải nhường lại các vị trí có thu nhập cao cho người nước ngoài. Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thời mở cửa

1. Cần có một chương trình nghề thực hành cao.

Để hạn chế luồng lao động từ nước ngoài, cách tốt nhất cần thực hiện là nâng cao chất lượng lao động để lao động bản xứ có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó, thay vì đưa lao động từ nước ngoài vào làm việc, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tuyển lao động bản xứ để tiết kiệm chi phí.

Để cải thiện dần chất lượng nguồn nhân lực, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã đưa ra một kế hoạch tổng thể nhằm đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 40% vào năm 2010.

Trong đó, mục tiêu trọng tâm là dạy nghề cho lực lượng lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hệ thống trường đào tạo nghề sẽ được đầu tư nâng cấp dần lên ngang tầm với khu vực và thế giới. Dự kiến, sẽ có 25 trường đào tạo nghề và 10 trung tâm đào tạo được đầu tư từ nguồn vốn ODA.

Ngoài ra, 30 trường trọng điểm và khoảng 100 trung tâm dạy nghề của cả nước cũng sẽ được đầu tư nâng cấp.

Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động bằng cách, quy hoạch và phát triển rộng khắp các cơ sở giới thiệu việc làm ở các địa phương để người lao động dễ tiếp cận; đầu tư hiện đại hóa ba trung tâm ở ba vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam) đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực, sử dụng công nghệ thông tin

hiện đại (internet, website) để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, nhất là lừa đảo người lao động.

Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động, tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Hình thành và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, cho xuất khẩu lao động; xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời.

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm là, bên cạnh việc đầu tư cho các trường đào tạo nghề, cần đưa các chương trình dạy nghề có tính thực hành cao hơn, học sinh được nắm bắt kịp thời với công nghệ hiện đại.

Hơn nữa, cần có chính sách cụ thể để đào tạo đội ngũ lao động quản lý có hàm lượng chất xám cao song song với các chương trình đào tạo lao động đại trà

2. Gắn lý thuyết và thực hành

Tận dụng tối đa lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm: Hiện nay mỗi năm nước ta có một số lượng không hề nhỏ tốt nghiệp ra trường nhưng tỷ lệ tìm được việc làm lại rất thấp, có thể do những sinh viên này không làm được việc nên các nhà tuyển dụng rất e ngại

Vậy việc đào tạo phải được gắn liền với nhu cầu thực tiễn, lý thuyết phải găn với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và phương pháp luận về vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w