- Do các công trình thƣờng kéo dài, số tiền phải thu lớn nên Công ty thƣờng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới doanh thu của Công ty. Vì vậy, Công ty nên tính tới khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng.
- Để tính toán mức dự phòng phải thu khó đòi, Công ty cần đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu phần trăm, trên cơ sở số thực nợ và tỉ lệ có khả năng khó đòi tính ra mức dự phòng nợ thất thu.
- Căn cứ vào điều kiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ƣớc vay nợ, cam kết nợ.
+ Nợ hải thu chƣa tới hạn thanh toán nhƣng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc làm thủ tục giải thể, hoặc mất tích, bỏ trốn đang bị truy tố, đã chết.
- Phƣơng pháp tính dự phòng nợ phải thu khó đòi: Theo thông tƣ số 13 ngày 27/02/2006 Bộ tài chính quyết định mức trích lập dự phòng theo các quy định sau:
+ 30% giá trị nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng tới dƣới 1 năm. + 50% giá trị nợ phải thu quá hạn từ 1 năm tới dƣới 2 năm. + 70% giá trị nợ phải thu quá hạn từ 2 năm tới dƣới 3 năm.
- Xử lý dự phòng nợ phải thu khó đòi sử dụng TK 6426- Chi phí dự phòng, TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi.
- Phƣơng pháp phản ánh:
+ Giữa niên độ hoặc cuối niên độ kế toán căn cứ vào các khoản nợ phải thu xác định đƣợc là chắc chắn không thu đƣợc, kế toán tính và xác đinh nợ phải thu khó đòi cần trích lập:
Nợ TK 6426 – Chi phí dự phòng
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
+ Sang niên độ kế toán sau tính toán mức dự phòng cần trích lập sau đó so sánh với số dƣ của khoản nợ dự phòng của năm trƣớc còn lại:
Nếu số dự phòng cần trích lập năm nay lớn số dƣ hơn năm trƣớc, kế toán tiến hành trích lập phần chênh lệch:
Nợ TK 6426 – Chi phí dự phòng: Phần chênh lệch
Nếu số dự phòng cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dƣ hơn năm trƣớc, kế toán tiến hành hoàn nhập phần chênh lệch:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi : Phần chênh lệch Có TK 6426 – Chi phí dự phòng: Phần chênh lệch
+ Khoản nợ phải thu khó đòi khi đã xác định là không đòi đƣợc thì đƣợc phép ghi xóa nợ:
Nợ TK 139 (Nếu đã trích lập dự phòng) Hoặc Nợ TK 6424 ( Nếu chƣa trích lập dự phòng)
Có TK131 – Phải thu khách hàng
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý .
Các khoản nợ khó đòi tuy đã xóa sổ, không còn thể hiện trên Bảng cân đối kế toán nhƣng không có nghĩa là xóa bỏ khoản nợ đó. Tùy theo chính sách tài chính hiện hành mà theo dõi để truy thu sau này nếu nhƣ tình hình tài chính của ngƣời mắc nọ tay đổi.
+ Những khoản nợ khó đòi đã xử lý nay thu hồi đƣợc: Nợ TK 111, 112:
Có Tk 711 – Thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn: Có TK 004 – nợ khó đòi đã xử lý.