Giải pháp cho thành phố du lịch

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng công tác xử lí nước thải trên địa bàn tỉnh điện biên phủ (Trang 53 - 64)

Như đã nói trên Điện Biên là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn, với các điểm du lịch nổi tiếng thu hút một lượng lớn khách trong nước cũng như nước ngoài tới thăm quan, do đó mà lượng rác thải do nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch là rất cao, vì vậy cần có những giải pháp quản lý tốt để có thể xây dựng TP. Điện Biên Phủ trở thành một thành phố du lịch văn minh, sạch ,đẹp tạo được ấn tượng tốt cho khách du lịch mỗi khi tới Điện Biên. Để làm được trước tiên phải bắt đầu từ chính ý thức của mỗi người thông qua những việc như:

- Treo các bảng hiệu như cấm vứt rác và cho đặt các thùng rác tại các địa điểm, khu du lịch để khách thăm quan có thể bỏ rác vào đó

- Thu phí thu gom rác thải thông qua các phí dịch vụ du lịch, vé thăm quan các địa điểm du lịch

- Nâng cao nhận thức của những người dân sinh sống và buôn bán tại những địa điểm du lịch, ý thức người dân có cao thì việc quản lý rác thải du lịch mới đạt hiệu quả

Điều quan trọng cần làm tiếp đó là cải thiện công tác thu gom để đạt được hiệu quả tốt hơn

- Địa điểm thu gom: Lựa chọn các vị trí, điểm tập kết và thu gom rác thải xa những khu vực trung tâm, đông dân cư, các khu vực du lịch tránh gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như làm mất mĩ quan đô thị

- Cán bộ, công nhân thu gom: Công ty Môi trường đô thị và xây dựng là đơn vị thu gom rác thải của khu vực thành phố, do vậy công ty cần xây dựng:

+ Đội ngũ cán bộ có trình độ và hiểu biết về lĩnh vực môi trường + Đội ngũ công nhân được đào tạo bài bản, có tác phong làm việc cao được trang bị quần áo đồng phục riêng của công ty, công nhân thu gom phải mặc đồng phục khi thu gom, các dụng cụ khi làm việc phải được trang bị đầy đủ

- Dụng cụ: Các dụng cụ như chổi, xe đẩy tay phải tốt, khi hỏng phải được thay thế ngay. Tăng cường đặt các thùng chứa rác tại những khu vực đông người, các thùng chứa rác được thiết kế đẹp để vừa chứa rác lại còn có thể làm vật trang trí trên đường tạo cảm giác thích thú cho khách du lịch, cũng như người dân, không gây cảm giác khó chịu mỗi khi bỏ rác vào thùng

4.4.4. Giải pháp về công nghệ

Ngoài những giải pháp trên để có thể xử lý triệt để và đạt được hiệu quả lớn, tỉnh nên xây dựng một khu xử lý rác thải triệt để thay cho việc đổ rác vào bãi rác Noong Bua như hiện nay. Tôi xin đề xuất một công nghệ xử lý hiện đang được sử dụng ở nhiều tỉnh trên cả nước đó là công nghệ Seraphin với ưu điểm xử lý song song cả rác tươi và rác khô (rác đã chôn lấp) để xử lý triệt để lượng rác thải tại bãi rác Noong Bua và lượng rác tươi phát sinh mỗi ngày tại khu vực thành phố.

* Ưu điểm của công nghệ:

- Có khả năng giảm thiểu triệt để ô nhiễm môi trường vì rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày. Hiệu quả tái chế rác cao, giảm thiểu chôn lấp rác thải do đó tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp.

- Mức đầu tư chỉ bằng 30 – 40% so với dây chuyền thiết bị tương đương nhập khẩu. Thời gian đầu tư xây dựng, đưa nhà máy xử lý rác vào hoạt động được rút ngắn 1/3 – 1/5 so với áp dụng công nghệ nước ngoài. Máy móc được chế tạo tại Việt Nam nên thuận lợi cho việc bảo hành, bảo trì, ít tốn kém.

- Do tận thu được nguồn tài nguyên từ rác, ngoài tiền bán phân compost còn thu được tiền bán vật liệu Seraphin. Giải quyết được công an việc làm cho khoảng trên 100 công nhân ở mỗi nhà máy xử lý rác.

- Khi áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác hữu cơ tổng hợp (túi nilông, nhựa,…) sẽ tiết kiệm được một lượng nước rửa lớn, hạn chế ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây nên. Do các loại rác được đưa vào lồng sấy khô nhờ sức nóng sẽ làm mất đi những bụi bẩn để tạo ra những sản phẩm sạch.

- Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rác thải có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác tươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sản phẩm khác nhau. Sau khi tách lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân sinh học, những loại rác vô cơ còn lại dây chuyền tự động sẽ chuyển về một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin.

Các sản phẩm Seraphin như: ống cống, bát đựng mủ cao su và các loại xô chậu. Những sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu Seraphin đã được cơ quan quản lý tiêu chuẩn kiểm định và chấp nhận về mức độ hợp vệ sinh, các sản phẩm này cũng đang cạnh tranh trên thị trường.

* Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ Serphin:

Hình 4.5: Quy trình xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin

Sân tập kết chất thải có hệ thống phun vi sinh khử mùi

Máy xúc ủi

Băng tải tách, chọn

Máy nghiền vỡ

Tuyển từ

Băng tải chất hữu cơ

Máy nạp liệu hữu cơ

Máy nghiền, sàng hữu cơ Ủ tiếp tục 7-10 ngày Phế thải nhựa đem chế biến sản phẩm Sàng quay

Băng tải chất vô cơ

Hệ thống sấy khô, tách, phế thải, tro, bụi, gạch Chôn lấp (12 – 15%) Hệ thống trộn hữu

Có thể tóm tắt quá trình xử lý rác thải như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban đầu rác từ khu dân cư được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác tới máy nghiền để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng quay.

Sàng quay có nhiệm vụ tách chất thải ,chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày.

Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại Công ty tiếp tục phát triển hệ thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn, cốp pha, gạch bloc… Còn rác vô cơ không tái chế được thì được đem đi chôn lấp

Tuy nhiên, để công nghệ vận hành dễ dàng và hiệu quả cao hơn trong khâu xử lý rác thải sinh hoạt thì công ty vệ sinh môi trường đô thị cần vận động, hướng dẫn người dân phân loại rác sinh hoạt ngay từ đầu

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 4 tháng tiến hành điều tra, khảo sát thực tế để tìm hiểu và điều tra về công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Điện Biên Phủ, tôi có một số kết luận như sau:

1.Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Điện Biên có dân cư sinh sống tập trung. Là tỉnh có nhiều điểm du lịch nổi tiếng hàng năm thu hút một lượng khách đáng kể do đó mà lượng rác được thải ra môi trường là khá lớn.

- Với địa hình là đồi núi, mật độ dân cư của một số phường trong thành phố còn thưa, diện tích đất đai rộng lớn các hộ gia đình ở xa nhau còn gây khó khăn trong công tác vận chuyển và thu gom, do vậy mà tỷ lệ thu gom giữa các phường chưa có sự đồng đều

- Khó khăn nữa mà thành phố đang gặp phải đó là rác thải khi thu gom chưa được phân loại ngay tại nguồn gây khó khăn cho khâu xử lý

2. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn của thành phố là 50,16 tấn/ngày. Trong đó lượng rác phát sinh từ hộ dân là chủ yếu với lượng là 30,4 tấn/ngày (chiếm 60,6%), từ các nguồn khác là khoảng 19,76 tấn/ngày (chiếm 39,4%).

3. Thành phần rác thải chủ yếu là hữu cơ chiếm 50,14 %, các thành phần còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ (như nilon, nhựa là 4,53 %). Nhưng đây lại là yếu tố gây tác hại nhiều đến môi trường sống. Nên cần có biện pháp xử lý phù hợp.

4. Tỷ lệ rác thải được thu gom ở các phường, trung bình là 80,16%, tỷ lệ thu gom tác thu gom rác thải của thành phố do công ty Môi trường đô thị và xây dựng của thành phố thực hiện. Với tổng số là 125 công nhân VSMT , 4 ô tô; 135 xe đẩy tay; 7 xe chuyên xúc, ủi rác thải. Lượng rác thải công ty thu gom hiện nay khoảng 41,15 tấn/ngày đạt khoảng 80,16% khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày.

5.2. Kiến nghị

Để công tác BVMT được thực hiện tốt hơn, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể và đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Các tổ chức, đoàn thể trong khu vực cùng tham gia và tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương. Nâng cao nhận thức của người dân các vấn đề về rác thải thông qua các mô hình truyền thông

- Đầu tư cho công tác thu gom và vận chuyển rác thải; Nâng cao vai trò và năng lực của Công ty môi trường Đô thị và Xây dựng, tăng số lượng xe chuyên dùng vận chuyển rác và quy hoạch các điểm đặt thùng thu gom rác công cộng.

- Áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Có các biện pháp xử lý nước rỉ rác tại các bãi rác, và các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp cũ gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn sức khoẻ môi trường (2006), Quản lý Chất thải rắn, trường Đại học Y tế cộng đồng.

2. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý Môi trường, Nxb Thống Kê Hà nội.

3. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Nxb Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng.

5. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, “Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, kỳ 1 tháng 3/2009 ( số 5), trang 12.

6. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn (tập 1), Nxb Xây dựng Hà Nội.

7. Niêm giám thống kê 2010 tỉnh Điện Biên

8. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn,

Nxb Khoa học kỹ thuật.

9. Trần Quang Ninh, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2008), giới thiệu “Tổng luận về Công nghệ Xử lý Chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam”

10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên (2011), dự án: “Điều tra chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên (2011), dự án: “Quản lý môi trường tại các khu bảo tồn, khu du lịch tỉnh Điện Biên”

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN Phần 1: Thông tin cá nhân

Họ và tên người được phỏng vấn:

………

Giới tính: Nam Nữ

Trình độ học vấn: Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

THCN CĐ ĐH Sau ĐH

Nghề nghiệp: ………...

Mặt hàng sản xuất, kinh doanh (nếu có):……… Số nhân khẩu: ………

Chỗ ở hiện nay:………

Phần 2: Nội dung phỏng vấn

Câu 1: Rác thải của gia đình được thu gom và xử lý như thế nào?

Có xe thu gom

tự xử lý bằng cách chôn lấp, hoặc đổ ra sông, suối, khu đất trống Cách khác: ………

Câu 2: Gia đình có phân loại rác để bán đồng nát (chai, lọ, giấy, sắt, nhôm,

…) không?

Có Không

Câu 3: Gia đình có phân loại rác làm thức ăn chăn nuôi (cơm thừa, rau, hoa

quả, …) không?

Có Không

Câu 4: Lượng rác thải phát sinh hàng ngày của gia đình khoảng:

Từ 0,5 – 1 kg/ngày

Trên 1 kg/ngày

Câu 5: Hàng tháng gia đình phải đóng bao nhiêu tiền cho việc thu gom rác?

……… đồng/tháng/người.

Câu 6: Các điểm chứa rác thải có ảnh hưởng đến việc đi lại, có gây mùi hôi

thối, có ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mĩ quan của khu vực không?

Có Không

Ý kiến khác: ……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 7: Rác trong nhà mình có thường xuyên được thu gom không?

Có Không

Câu 8: Việc thu gom rác như hiện nay đó đảm bảo vệ sinh môi trường chưa?

Có đảm bảo Bình thường

Chưa đảm bảo Ý kiến khác:

………

Câu 9: Có nên tiến hành phân loại rác ngay tại nguồn không?

Có Không

Ý kiến khác:

………

Câu 10: Tại tổ dân phố có tổ chức đội tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường

, BVMT không?

Có Không

Câu 11: Có cần phải tiến hành thu gom nhiều lượt hơn nữa không (để đảm

bảo hết lượng rác phát sinh ra)?

Có Không

Câu 12: Cô, chú có theo dõi các thông tin về môi trường hay biết các luật,

văn bản môi trường không?  có  không

Câu 13: Cô,chú thấy thái độ làm việc của công nhân vệ sinh môi trường như thế

nào?

 tốt  chưa tốt

Chữ ký người dân Sinh viên phỏng vấn Nguyễn Thị Bình

Ngày cân Thành phần CTR sinh hoạt Tổng khối lượng rác Chất hữu cơ Giấy bìa, báo Nhựa, túi nilon Thủy tinh Kim loại Xỉ tha n Tạp chất khác 15/01/2012 25/01/2012 05/02/2012 15/02/2012 25/02/2012 05/03/2012 15/03/2012 25/03/2012 05/04/2012 15/04/2012 25/04/2012

Lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người(kg/người/ngày)

BẢNG KẾT QUẢ CÂN XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN RÁC THẢI SINH HOẠT

I. Thông tin chủ hộ.

Họ và tên:……… Nghề nghiệp:……… Chỗ ở hiện nay: SN………Tổ……..Phường………….TP Điện Biên Phủ Số nhân khẩu trong gia đình: ……người.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng công tác xử lí nước thải trên địa bàn tỉnh điện biên phủ (Trang 53 - 64)