thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ
Cộng đồng dân cư có một vị trí quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường. Nguồn rác thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động hàng ngày của con người. Do đó để công tác quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý được tốt và hiệu quả cần phải có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Với ý nghĩa đó, qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân sinh sống trên địa bàn các phường trong thành phố nhằm đánh giá và tìm hiểu về nhận thức của họ về vấn đề rác thải, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra những người dân tại các phường với số lượng là 70 phiếu và thu được kết quả qua bảng sau:
Bảng 4.9: Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường
STT Nội dung Kết quả Tỷ lệ
(%) 1 Cách thức xử lý của các hộ gia đình - 60/70 hộ đóng lệ phí để thu gom rác 85,7 - 10/70 hộ tự xử lý bằng cách đổ ra sông suối, khu đất trống
14,3
2
Đánh giá sự ảnh hưởng của các điểm tập kết rác đến đi lại, mỹ quan đường phố
- 28/70 hộ cho là có ảnh hưởng 40 - 34/70 hộ cho không ảnh hưởng 48,6
- 8/70 hộ không có ý kiến 11,4
3
Nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn
- 34/70 hộ cho rằng nên phân loại 48,6 - 29/70 hộ không biết và cho rằng
không cần thiết phải phân loại
41,4
- 7/70 đồng ý phân loại nếu có thùng rác phân loại
10
4
Đánh giá của người dân về đảm bảo vệ sinh môi trường trong thu gom rác thải
- 48/70 hộ thấy rằng việc thu gom đã đảm bảo VSMT
68,6
- 13/70 hộ cho rằng chưa đảm bảo 18,6
- 9/70 hộ không có ý kiến 12,8
5
Mức độ theo dõi thông tin về môi trường trên đài, báo và ti vi của người dân
- 48/70 hộ có theo dõi 68,6
- 22/70 hộ không để ý tới 31,4
6
Nhận xét của người dân về thái độ làm việc của công nhân thu gom rác
- 52/70 hộ đều đánh giá là tốt 74,3
- 18/70 hộ không có ý kiến 25,7
Từ kết quả trên cho thấy mức độ quan tâm của người dân đến môi trường là khá tốt như:
Nhiều hộ gia đình rất có ý thức tiết kiệm và tận dụng những sản phẩm thừa để sử dụng lại, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường tăng lên qua việc họ chịu khó nghe các thông tivi trên ti vi, đài báo. Rất nhiều hộ quan tâm đến đời sống của công nhân thu gom rác và họ ý thức được đây là một nghề khá vất vả và độc hại. Do đó để công tác quản lý rác thải được tốt hơn nữa thì các phường cần tăng cường hơn nữa việc phổ biến các kiến thức về môi trường đến với người dân, kêu gọi nhân dân bảo vệ môi trường. Nếu làm được như vậy thì môi trường sẽ được bảo vệ.
4.3. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ
Những năm qua công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã được chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành quan tâm và đầu tư nên công tác quản lý đã có những thay đổi, đạt được nhiều kết quả tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không tránh khỏi có những sai sót và hạn chế, cụ thể như sau:
* Trong công tác quản lý
- Hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai thường xuyên và sâu rộng
- Ý thức của đa số người dân là khá tốt, nhưng bên cạnh còn một bộ phận nhỏ vẫn còn ý thức chưa cao về bảo vệ môi trường, do đó hiện tượng vứt rác bừa bãi ra ven đường, sông suối, ao, hồ vẫn còn. Như vậy có thể thấy công tác giáo dục, tuyên truyền không phát huy được hiệu quả và việc áp dụng các chế tài chưa được thường xuyên và liên tục.
* Trong công tác xử lý
- Việc thu gom rác thải mới chỉ dừng lại ở việc thu gom rác từ các dụng cụ chứa rác của các hộ gia đình, chưa chú ý tới việc quét dọn đường làng, ngõ xóm (thuộc 2 xã của thành phố).
- Trên địa bàn hiện nay những kiến thức về phân loại rác hoàn toàn chưa được phổ biến do đó phân loại rác vẫn chưa được thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Nhiều người cho rằng rác là thứ vứt đi nên không cần mất công phải phân loại, một số hộ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của phân loại rác thải xong trong điều kiện thùng rác dùng để phân loại không có, nên dù có phân loại tại nguồn thì khi thu gom các loại rác lại được đổ lẫn với nhau. Do đó mà công tác xử lý còn gặp nhiều khó khăn do công tác phân loại rác chưa được tiến hành trước và sau thu gom.
- Trong bãi chôn lấp chất thải thì rác sinh hoạt và một số loại rác khác như rác thải nguy hại, rác thải công nghiệp vẫn được chôn lấp chung
- Rác thải sau khi thu gom không đem đi xử lý toàn bộ mà được đem đổ tại bãi rác sau đó chủ yếu là được chôn lấp, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân sống xung quanh khu vực