Đánh giá hiệu quả cho vay đối với các DNNN của NHTMCP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 29 - 33)

Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.

a) Những kết quả đạt được

Bám sát mục tiêu “phát triển an toàn và hiệu quả” của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Ban lãnh đạo chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Hà Nội đã đề ra những biện pháp kinh doanh cụ thể phù hợp với từng giai đoạn. Quán triệt phương châm kinh doanh “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp” thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện một chính sách khách hàng linh hoạt, kịp thời cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phân công những cán bộ có năng lực tiếp cận với khách hàng, đổi mới lề lối, phong cách làm việc, trang bị thêm cơ sở vật chất…nên đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ trong

hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay với DNNN nói riêng. Cụ thể là:

- Bằng việc áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú và đa dạng, đẩy mạnh việc huy động vốn từ khu vực dân cư với lãi suất linh hoạt, hình thức khuyến mại hấp dẫn, tìm kiếm và khai thác các doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn, đặc biệt là các Ban quản lý dự án có sử dụng nguồn vốn từ các tổ chức Quốc tế chuyển vốn về giải ngân ngân hàng, Chi nhánh đã huy động được nguồn vốn lớn, đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng là DNNN.

Như vậy, với một chính sách cho vay hợp lý phù hợp với chủ chương chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam kết hợp với sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc và sự cố gắng nỗ lực của nhân viên toàn chi nhánh, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành tích không nhỏ trong hoạt động cho vay DNNN. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hoạt động cho vay DNNN của chi nhánh đã hoàn toàn tốt mà bên cạnh những kết quả to lớn đó, chúng ta cũng cần phải xem xét một số khó khăn và những vấn đề còn tồn tại để rút ra những bài học kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay DNNN trong thời gian tới.

b) Hạn chế

- Chưa bám sát và nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp được kịp thời, nên có thời điểm nợ có vấn đề và nợ xấu tăng cao.

- Tăng trưởng tín dụng đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù đã được quan tâm nhưng tỷ trọng cho vay đối với khu vực doanh nghiệp này nhìn chung vẫn còn rất thấp so với tổng dư nợ cho vay của toàn Chi nhánh.

- Việc xử lý vốn vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản còn gặp nhiều khó khăn, chưa có hướng xử lý phù hợp. Thị trường bất động sản đóng băng nên các khoản cho vay đầu tư khu đô thị, nhà chung cư dễ phát sinh rủi ro, các tài sản đảm bảo là bất động sản trở nên khó phát mại và bán.

- Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo tuy đã tăng lên đáng kể nhưng chưa hẳn là cao, ảnh hưởng tới tính hiệu quả trong hoạt động cho vay của Chi nhánh.

- Việc tỷ giá trên thị trường thường xuyên biến động đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay các DNNN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. c) Nguyên nhân

Các nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng

- Chi nhánh chưa đa dạng hoá hoạt động đầu tư, dư nợ cho vay còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó cho vay ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng lớn từ 50% đến 55% trong tổng dư nợ nên rủi ro còn cao. Việc quản lý hoạt động cho vay còn theo lối truyền thống. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp.

- Rất nhiều DNNN là khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài với Chi nhánh. Do những mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó và sống còn với nhau từ trước tới nay giữa ngân hàng và doanh nghiệp nên một số khoản cho vay của ngân hàng là dựa vào tín chấp hoặc được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đôi khi mang tính phi thương mại.

Các nguyên nhân từ phía các DNNN

- Tình hình nợ đọng trong ngành xây dựng cơ bản đã có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của Chi nhánh, một số doanh nghiệp xây dựng trong ngành giao thông vận tải, xây dựng công nghiệp, y tế không được thanh toán vốn kịp thời, do nhiều nguyên nhân đã dẫn tới nợ phải gia hạn hoặc phải chuyển sang nợ quá hạn.

- Một số DNNN từ trước tới nay chịu nhiều bảo hộ của Nhà nước, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, nhưng hoạt động kém hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, tính năng động, bươn chải để mở rộng sản xuất còn kém trong khi chúng ta đang bước vào hội nhập toàn diện với việc mở rộng các lĩnh vực cho mọi thành phần kinh tế tham gia.

- Năng lực tài chính của các DNNN còn yếu, vốn tự có thấp thường chỉ chiếm từ 10% đến 15%, vốn kinh doanh chủ yếu là đi vay ngân hàng

- Một nguyên nhân quan trọng khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của các DNNN, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Chi nhánh đó là cơ chế tổ chức và hoạt động của các DNNN mà cốt lõi là quyền lợi và nghĩa vụ của những người được giao quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp, vấn đề khuyến khích người lao động. Với cơ chế hiện tại, những người điều hành doanh nghiệp và những người làm việc trong các DNNN hầu như không có động cơ để làm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

Các nguyên nhân khác

- Chịu sự tác động của môi trường kinh tế: Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế nên có tác động rất lớn đến mọi mặt hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Hoạt động cho vay phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc thị trường, đi vay để cho vay, lãi suất cho vay phải đảm bảo bù đắp được chi phí và kinh doanh có lãi. Cho vay phải đảm bảo ba nguyên tắc: có mục đích, có bảo đảm và có hoàn trả, nhưng môi trường kinh tế nhiều nơi, nhiều lúc còn mang nặng tính bao cấp, cơ chế tập trung quan liêu khiến cho hoạt động cho vay của Chi nhánh đôi khi không đảm bảo được các nguyên tắc trên, dẫn tới hiệu quả cho vay giảm sút.

- Tác động từ môi trường pháp lý: Hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan trực tiếp tới hoạt động cho vay của ngân hàng vừa thừa, vừa thiếu, vừa chồng chéo, vừa sơ hở, vừa bất cập.

• Các văn bản này không tạo ra quyền tự chủ cho các ngân hàng, nhưng cũng không gắn chặt trách nhiệm đến cùng cho họ.

• Các văn bản này cũng chưa hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường mà nước ta đang chuyển đổi.

• Hiệu lực pháp lý còn thấp, chậm sửa đổi những bất hợp lý.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNN TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 29 - 33)