Dư nợ cho vay DNNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 25 - 28)

Theo định hướng chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng tới việc mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tới mọi thành phần kinh tế, đa dạng hoá các công cụ tín dụng, phù hợp với cơ chế thị trường. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các DNNN tại Chi nhánh mặc dù đã bắt đầu giảm nhưng tốc độ còn chậm và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Bảng 4: Cơ cấu cho vay theo loại hình

Đơn vi: tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 Tăng Giảm

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Tổng dư nợ tín dụng 2.400 100% 2.553 100%

2 Cho vay quốc doanh 1.686 70.25% 1.621 63,48% 0.1% 3 Cho vay ngoài quốc doanh 714 29,75% 932 36,52% 30.53%

( Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động KD 2006,2007- Phòng kế toán tài chính)

Năm 2007, tổng dư nợ cho vay đạt 2.553 tỷ đồng, tăng 153 tỷ đồng (+6.37%) so với năm 2006. Trong đó, tỷ trọng cho vay khối DNNN là 63,48% (giảm 6,77% so với 2006), cho vay khối DNNQD là 36,52%

.

Biểu đồ 1: Cơ cấu dư nợ cho vay

( Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động KD 2006,2007- Phòng kế toán tài chính)

Như vậy, có thể thấy cơ cấu cho vay tại Chi nhánh đã bắt đầu có sự dịch chuyển từ cho vay khu vực DNNN sang khu vực DNNQD (rút dần dư nợ cho vay đối với các DNNN có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính không ổn định, đồng thời mở rộng cho vay các thành phần kinh tế khác, tăng cường cho vay có bảo đảm), nhưng sự chuyển dịch này còn rất chậm (tỷ trọng cho vay DNNN chỉ giảm từ 0.1%/năm). Dư nợ cho vay DNNN vẫn chiếm trên 60% dư nợ cho vay.

Biểu đồ 2: Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN

( Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động KD 2006,2007- Phòng kế toán tài chính)

Từ đại hội Đảng lần thứ VI cho tới nay, Đảng ta luôn khẳng định “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng

và khai thác mọi tiềm năng để phát triển đất nước và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng như nhau, đều được pháp

luật thừa nhận và bảo vệ”. Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ và khuyến khích phát triển của Nhà nước các DNNQD đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đất nước. Trước tình hình đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội cũng đã có chủ chương mở rộng quan hệ cho vay với các DNNQD có năng lực kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả.

Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn luôn khẳng định DNNN là lực lượng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có tác dụng mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp khác, là lực lượng xung kích chủ yếu thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng nâng cao sức cạnh tranh. Để đứng vững trong sự cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các DNNN nói riêng phải đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Do đó, nhu cầu vay vốn của các DNNN hiện nay còn rất cao và tỷ trọng cho vay DNNN cần phải có một thời gian nhất định để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNNN tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w