- Tuổi đời càng cao tỉ lệ đục thủy tinh thể càng tăng: Nhóm tuổi >60 có
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.3.2. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là tổn thương mắt hay gặp. Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa có điều kiện định lượng: sorbitol, glucose, fructose nên chúng tôi mô tả dựa vào đặc điểm đục thủy tinh thể của bệnh nhân đái tháo đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thương đục thủy tinh thể gặp tương đối nhiều (36,5%) (bảng 3.8).
Theo cổ điển, 3 typ tổn thương đã được ghi nhận trong ĐTĐ là: thể “bông tuyết” hay đục thủy tinh thể chuyển hóa, đục thủy tinh thể tuổi già và đục thủy tinh thể biến chứng (đục thủy tinh thể thứ phát) [1]. Đục thủy tinh thể tuổi già là loại đục thủy tinh thể thường gặp nhất trong ĐTĐ. Hiện tại người ta không thể phân biệt được đục thủy tinh thể do ĐTĐ với đục thủy tinh thể tuổi già của người không mắc ĐTĐ. Nhưng cũng thấy rằng khi bị ĐTĐ thì đục thủy tinh thể xảy ra sớm hơn, nhanh hơn, hai mắt đục không đồng đều, mắt đục trước, mắt đục sau [6]. Theo Leonard Goffe. MD (1995)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(trích dẫn [1]) cho rằng có rất nhiều bằng chứng cho thấy những bệnh nhân ĐTĐ có nhiều nguy cơ xảy ra những biến đổi thủy tinh thể do tuổi già và những biến đổi này thường gặp ở lứa tuổi trẻ hơn so với người không bị ĐTĐ, do sự tích lũy Sorbitol trong thủy tinh thể kèm theo những biến đổi Hydrat hóa sau đó là sự tăng Glycosyl hóa protein trong thủy tinh thể của bệnh nhân ĐTĐ do tuổi già và những bệnh nhân ĐTĐ. Richards (1983) (trích dẫn [13]) phân tích nồng độ sorbitol, glucose, fructose của thủy tinh thể phẫu thuật ở 2 nhóm bệnh nhân đục thủy tinh thể ĐTĐ và không ĐTĐ, thấy ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nồng độ sorbitol, glucose, fructose đều tăng hơn nhóm bệnh nhân không ĐTĐ.
So với các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: Jean - Antoine Bernard (1992) tỉ lệ đục thủy tinh thể 16%, M.Vignanielli (1992 - 1996) là 14%, Card (1964) là 6,8% (trích dẫn [1]) và theo một số tác giả khác đục thủy tinh thể do bệnh đái tháo đường là 5,12% [47]. Tại Việt Nam, tỉ lệ đục thủy tinh thể trong các nghiên cứu cao hơn: Lê Huy Liệu: 22,88%, Thái Hồng Quang: 17,50%, Phạm Thị Hồng Hoa: 30%, Đặng Văn Hòa: 52,94% [14], [17], [19], [22].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả khác ở Việt Nam đều cho thấy tỉ lệ đục thủy tinh thể ở bệnh nhân ĐTĐ cao hơn các nghiên cứu ở nước ngoài. Điều đó có thể do trình độ dân trí, sự hiểu biết và điều kiện sinh hoạt ở các nước khác nhau nó cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh tật của bệnh nhân. Ở Việt Nam, thực tế bệnh nhân hiểu biết về y học còn ít, do đó chưa thực sự quan tâm tới các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Chỉ khi nào thấy có những biểu hiện bất thường mới đi khám thì đã quá muộn. Nhiều khi bệnh nhân thấy nhìn mờ hoặc không nhìn thấy mới đi khám bệnh, lúc đó mới phát hiện đục thủy tinh thể phải mổ, làm xét nghiệm mới phát hiện glucose máu tăng. Từ đó đặt vấn đề cho các thầy thuốc lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sàng cần quan tâm tới việc phát hiện sớm bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ, có kế hoạch điều trị kịp thời, nhằm hạn chế các biến chứng, nhất là biến chứng mắt ở bệnh nhân ĐTĐ.
Một vấn đề khác là khi có đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường vào khám đáy mắt chúng tôi gặp nhiều khó khăn, bởi ở những bệnh nhân đục thủy tinh thể hoàn toàn thì không thể khám đáy mắt bằng soi đáy mắt thông thường mà phải khám bằng phương pháp chụp mạch huỳnh quang, nhưng tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên chưa có thiết bị chụp mạch huỳnh quang, vậy trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ khám đáy mắt ở những bệnh nhân những bệnh nhân đục thủy tinh thể bắt đầu và đục thủy tinh thể tiến triển, còn không khám đáy mắt ở những bệnh nhân đục thủy tinh thể hoàn toàn.