Bảng 2.2. Dư nợ cho vay theo theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm Tỷ trọng 2009
Năm 2010
Năm 2011
Dư nợ theo thành
phần kinh tế 470,000 530,000 570,000 100% 100% 100%
Hợp tác xã và Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 86,480 106,000 115,140 18.4% 20.0% 20.2%
Tư nhân cá thể 383,520 424,000 454,860 81.6% 80.0% 79.8%
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm tại phòng kế toán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông)
Dư nợ theo thành phần kinh tế của hợp tác xã, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến cuối năm 2011 tăng lên 115,140 triệu đồng, tốc độ tăng là 20.2% so với năm 2010 là 20.0% và năm 2009 là 18.4%, Tương ứng với các con số % thì con số cụ thể tăng là từ 86,480 – 115,140 triệu đồng. Dư nợ tăng là do ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh cần nhu cầu vốn vay từ ngân hàng vì nguồn vốn từ ngân hàng có lãi suất phù hợp với các doanh nghiệp để phục vụ sản xuất và đổi mới công nghệ.
Tư nhân cá thể và hộ sản xuất tăng trưởng mạnh, bình quân hàng năm tăng đưa dư nợ tư nhân và hộ sản xuất từ 383,520 triệu đồng năm 2009 lên 424,000 triệu đồng năm 2010 chiếm tỷ trọng 80.0%, năm 2011 là 454,860 triệu đồng, chiếm 79.8% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông. Tuy tỷ trọng này có giảm trong từng năm lại đây nhưng giảm rất nhỏ và kinh tế hộ vẫn là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất trong ngân hàng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông là một trong những chi nhánh đang hoạt động phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, trong đó đối tượng và địa bàn phục vụ chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: “nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông đã không ngừng tổ chức mở rộng mạng lưới, sắp xếp bố trí lao động hợp lý, tăng lao động trực tiếp tiếp cận khách hàng, tăng cường khả năng giao dịch phục vụ. Đồng thời tiếp tục sàng lọc, thực hiện chiến lược đào tạo, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ thích ứng kịp thời với tình hình và môi trường kinh doanh mới, do đó đã thu được những thành tích đáng kể cho sự nghiệp phát triển của ngân hàng chi nhánh cũng như nền kinh tế nông nghiệp nông thôn tại tỉnh nhà.
Biểu đồ 2.2.