Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay theo theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam nông (2009-2011) (Trang 36 - 38)

Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm Tỷ trọng

2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ theo thời

hạn cho vay 470,000 530,000 570,000 100% 100% 100%

Trung - dài hạn 73,320 91,160 101,460 15.6% 17.2% 17.8%

Ngắn hạn 396,680 438,840 468,540 84.4% 82.8% 82.2%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm tại phòng kế toán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông)

Dư nợ theo thời hạn cho vay về trung dài hạn tỷ trọng tăng qua các năm, cụ thể 2009 chỉ có 73,320 triệu đồng nhưng đến năm 2011 tăng lên 101,460 triệu đồng, tương ứng từ 15.6% - 17.8%, dù tỷ trọng tăng không quá cao nhưng thể hiện được phần nào người đầu tư kinh doanh hiểu rõ về cách đầu tư và mạnh dạng lựa chọn phương án đầu tư hợp lý. Đối với việc vay ngắn hạn dù tỷ trọng có chênh lệch giảm nhưng rất thấp, mặc dù vậy dư nợ hàng năm đều tăng, cụ thể là từ 369,680 triệu đồng năm 2009 lên 438,840 triệu đồng năm 2010 và 468,540 triệu đồng năm 2011. Dư nợ ngắn hạn mỗi năm tăng và tỷ lệ chênh lệch thấp là do đây là vùng chuyên trồng lúa,

chăn nuôi trong thời hạn ngắn là có thể thu hoạch, do đó hầu như vay ngắn hạn đều vay theo hình thức lưu vụ, tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận với nguồn vốn phù hợp để an tâm sản suất.

Biểu dồ 2.3.

2.4.4. Tình hình nợ quá hạn.

Nợ quá hạn nói chung được xem như một dấu hiệu của rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Tuy nhiên, thực tế một khoản vay quá hạn cho biết rất ít về rủi ro tín dụng. Để xác định bản chất cần phải tìm hiểu nguyên nhân của việc nợ quá hạn. Nếu nợ quá hạn là một biểu hiện của doanh nghiệp không muốn hoặc không có khả năng trả nợ thì khoản vay đó có rủi ro rất cao và có thể không cứu vãn được. Nếu nợ quá hạn hình thành do việc tiêu thụ hàng hóa hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn dự tính, hay do việc chậm trễ không lường trước được trong việc chuyển từ sản xuất đến tiêu thụ thì vấn đề có thể chưa đến mức trầm trọng, doanh nghiệp có khả năng thanh toán

trong tương lai. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại cần phải luôn quan tâm tới nợ quá hạn, nguyên nhân và tìm mọi giải pháp để hạn chế nó tới mức tối đa có thể.

Bảng 2.4. Nợ quá hạn

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm tại phòng kế toán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông)

Để hoạt động ngân hàng ngày càng có hiệu quả, vừa đảm bảo tăng khối lượng hoạt động, vừa củng cố và nâng cao chất lượng phục vụ. Trong thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông không ngừng chỉ đạo thực hiện chấn chỉnh công tác Ngân hàng theo chỉ đạo của Thống đốc ngân hàng nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, từ mấy năm lại đây tín dụng luôn được mở rộng và tăng trưởng với nhịp độ cao, chất lượng tín dụng đã được cải thiện nhiều, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, nợ quá hạn trọng thời gian qua vẫn có những thay đổi mà lãnh đạo Ngân hàng phải lưu tâm. Năm 2009 và năm 2010 chi nhánh đã chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt quy trình cho vay, để hạn chế nợ phát sinh mới, thường xuyên kiểm tra phân tích từng khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn để có biện pháp xử lý thu hồi nợ phù hợp với điều kiện và tính chất của từng khoản nợ như: khai thác triệt để các nguồn thu của khách hàng để thu nợ quá hạn, phát mãi tài sản đối với các khoản nợ có đảm bảo bằng tài sản, phối hợp với cơ quan pháp luật để cưỡng chế thu hồi nợ, phân tích từng khoản nợ để xử lý bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro... Tổng dư nợ quá hạn năm 2009 là 4,700 triệu đồng, năm 2010 con số này là 3,710 triệu đồng. Tổng dư nợ quá hạn năm 2011 đã giảm xuống còn 1,710 triệu đồng.

Biểu đồ 2.4.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ 470,000 530,000 570,000

Dư nợ quá hạn 4,700 3,710 1,710

2.4.5. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.5. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền %

Số

tiền %

Nợ quá hạn 4,700 100% 3,710 100% 1,710 100%

Hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 3,459 73.6% 2,530 68.2% 1,289 75.4%

Tư nhân cá thể 1,241 26.4% 1,180 31.8% 421 24.6%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm tại phòng kế tóan Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông)

Nhìn chung nợ quá hạn qua các năm cũng có phần giảm xuống đáng kể qua bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn của thành phần kinh tế hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2009 là 73.6% thì đến năm 2011 tỷ lệ này là 75.4%. Về số tuyệt đối thì nợ quá hạn lại tăng trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 2009 là 3,459 triệu đồng, năm 2010 là 2,530 triệu đồng và 1,289 triệu đồng năm 2011. Với tư nhân cá thể con số cũng giảm đáng kể từ năm 2009 là 1,241 triệu đồng đến năm 2011 còn 421 triệu đồng. Những năm trở lại đây do tác động của nền kinh tế nên việc có các khoản nợ không thu hồi được hoặc chưa thu hồi được là điều tất yếu xảy ra, tuy nhiên với sự nổ lực của các cán bộ, nhân viên các khoản nợ quá hạn đã được khống chế tương đối ở từng thành phần khác nhau.

2.4.6. Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Bảng 2.6. Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn 4,700 100% 3,710 100% 1,710 100% Ngắn hạn 1,128 24% 1,150 31% 547 32% Trung, dài hạn 3,572 76% 2,560 69% 1,163 68%

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm tại phòng kế toán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông)

Qua bảng trên ta thấy, xu hướng đang diễn ra về nợ quá hạn theo thời hạn cho vay rất rõ ràng, tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng, tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn lại giảm nhẹ theo từng năm. Cụ thể là trong năm 2009 nợ quá hạn ngắn hạn là 1,128 triệu đồng, chiếm 24% tổng nợ quá hạn. Con số này tăng 31% năm 2010, và tăng lên 32% năm 2011. Cũng phải thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn giảm, về số tuyệt đối từ 1,128 triệu đồng năm 2009 xuống còn 547 triệu đồng năm 2011. Trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn giảm qua các năm đồng thời số tuyệt đối cũng giảm tương ứng, từ 3,572 triệu đồng năm 2009 xuống còn 1,163 triệu đồng năm 2011. Điều này là do sự biến động của nền kinh tế nên chi nhánh rất quan tâm mỗi gói cho vay ra cả về ngắn hạn lẫn trung dài hạn, nên đó có thể là nguyên nhân mà nợ quá hạn theo thời hạn cho vay đối với trung dài hạn giảm nhẹ qua từng năm. Chi nhánh rất cẩn trọng trong quá trình cho vay và thu hồi công nợ.

Biểu đồ 2.6.

2.5. Ưu điểm và hạn chế trong quản lí rủi ro tín dụng 2.5.1. Ưu điểm

2.5.1.1. Về công tác quản lý điều hành

- Trong công tác chỉ đạo điều hành, ban lãnh đạo xác định yếu tố con người là quan trọng, giúp cho đơn vị phát triển bền vững. Từ đó, động viên cán bộ phát huy tính chủ động sáng tạo của từng cán bộ viên chức, phát huy vai trò quản lý, điều hành của trưởng các phòng chuyên môn, đoàn kết từ trên xuống dưới, tạo thành một khối thống nhất từ ý chí, hành động giữa chi bộ, công đoàn, chuyên môn, mang lại thành công cho chi nhánh.

- Trong ban giám đốc và các trưởng phòng đều có phân công trách nhiệm phụ trách rõ ràng, theo dõi và giám sát từng bộ phận mình quản lý.

- Phân công cán bộ có trình độ, nhiệt tình ở những địa bàn có tính cạnh tranh quyết liệt hơn, nhằm giữ vững được địa bàn.

- Cụ thể hóa và vận dụng có hiệu quả các đề án, có sự chuyển biến nhận thức từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ viên chức trong cơ quan. Trong đó tập trung công tác huy động, phát động nhiều đợt huy động vốn ngắn ngày, và tăng trưởng dư nợ, giao chỉ tiêu cho từng cán bộ. Cơ cấu, phân nhóm nợ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý tốt khách hàng. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng.

- Năm 2011 xác định mục tiêu phấn đấu của chi nhánh là quyết liệt trong công tác huy động vốn, tăng thu dịch vụ, thu nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ tồn đọng nhóm 2 bằng nhiều biện pháp, nhưng biện pháp quan trọng và có hiệu quả cao nhất là sự quyết tâm của từng cán bộ bằng những việc làm thiết thực theo chỉ tiêu đề ra.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ về chuyên môn tại các phòng ban trong chi nhánh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Trong quản trị điều hành năm qua ban giám đốc cũng như trưởng phòng chuyên môn đã thể hiện sự quyết tâm, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, tập trung chỉ đạo điều hành theo chương trình kế hoạch đề ra.

2.5.1.2. Công tác huy động vốn

- Trong công tác huy động vốn nhận thức của cán bộ viên chức có nhiều chuyển biến và thể hiện vai trò trách nhiệm của mình, xem công tác huy động vốn không phải riêng ai, mà là của tất cả cán bộ viên chức trong cơ quan. Xác định muốn tăng trưởng dư nợ phải trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn ổn định.

- Ban giám đốc tích cực tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, cá nhân, đơn vị, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để vận động, nhằm thu hút lượng tiền huy động.

- Phong cách, tác phong của cán bộ đi vận động tiền gửi đến từng hộ khách hàng có nhiều đổi mới, nắm rõ các thể lệ, các qui định của từng loại tiền gửi, nhằm thể hiện sự an tâm của khách hàng khi quyết định gửi tiền tại chi nhánh.

- Công tác quảng cáo, tuyên truyền trên Đài phát thanh huyện, trích gọn thông báo từng đợt, phát động huy động vốn gửi các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh nhằm tăng nguồn vốn huy động. Chú trọng công tác tuyên truyền miệng. Chép thành đĩa một chương trình các sản phẩm dịch vụ được quảng cáo ở những quán ăn, quán nước giải khát và những nơi có điều kiện.

- Thực hiện việc nhận thu chi tiền gửi tại nhà, tại cơ quan, tại các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi và niềm tin. Tranh thủ được khách hàng truyền thống để làm cộng tác viên trong công tác tuyên truyền.

- Chọn cán bộ có năng lực, giao tiếp tốt và trang bị nơi giao dịch huy động vốn được lịch sự và quan tâm hơn.

2.5.1.3. Công tác nâng cao chất lượng tín dụng

- Công tác quản lý các loại nợ (dư nợ, nợ chuẩn bị đến hạn, nợ quá hạn được thực hiện trên giao dịch IPCAS thuận lợi chính xác theo từng xã, thị trấn), trích lập quỹ dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro và thu hồi các khoản nợ được thực hiện nghiệm khắc. Đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ xử lý rủi ro.

- Phân tích nợ xấu, nợ xử lý rủi ro để có giải pháp thu phù hợp, không để nợ xấu phát sinh thêm và thu hẹp dần nợ đã xử lý rủi ro. Từng bước làm trong sạch và an toàn các món nợ cho vay.

- Tình hình nắm địa bàn của cán bộ tín dụng và công tác thẩm định đề xuất cho vay được chặt chẽ, đi vào chiều sâu, chất lượng tốt.

2.5.1.4. Một số công tác khác

- Có sự chuyển biến tích cực về chức trách nhiệm vụ được giao, tinh thần trách nhiệm được nâng lên rõ rệt, làm việc có trách nhiệm và từng bước thích nghi được với môi trường mới.

- Quản lý địa bàn từng bước đi vào nề nếp, chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị phần tín dụng theo chiều hướng tốt. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

- Có tâm huyết với nghề, không vi phạm các chuẩn mực của cán bộ ngân hàng, chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật của đơn vị.

- Thường xuyên nghiên cứu các văn bản và tự trao dồi nghiệp vụ chuyên môn, để phục vụ tốt nhiệm vụ được giao, nhất là chuyển sang chương trình giao dịch Ipcas.

- Tất cả các giao dịch viên đều thực hiện tốt công việc hàng ngày trên chương trình giao dịch IPCAS, tuy năng suất làm việc mỗi giao dịch viên có khác nhau, nhưng cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra. Một số đồng chí mới vào ngành, nay cũng đã bắt nhịp, trách nhiệm được nâng lên.

2.5.2. Hạn chế

Trong thời gian vừa qua, các hoạt động nói chung và hoạt động tín nói riêng đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông hết sức qua tâm và thường xuyên đưa ra các giải pháp để xử lý song trong quá trình hoạt động vẫn có những khó khăn tồn tại cần phải được giải quyết trong thời gian tới, những khó khăn này có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan nhưng dù từ nguyên nhân nào đều gây khó khăn trở ngại cho ngân hàng.

2.5.2.1. Khó khăn trong huy động vốn

Hiện nay, tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là vốn trung và dài hạn huy động từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế được ngân hàng coi là nhiệm vụ hàng đầu, là vấn đề cấp bách trước mắt và là chiến lược lâu dài cần phải được giải quyết. Công tác đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng và được ngân hàng coi là khâu mở đầu cho hoạt động kinh doanh của mình. Để huy động được vốn thì phải đảm bảo lợi ích của người gửi tiền, lãi suất huy động cao nhưng cho vay đầu tư cuùng với lãi suất cao thì các doanh nghiệp không chấp nhận được. Đây là vấn đề khó khăn, tạo ra sức ép lớn đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông trong khi

phải giữ vững và phát huy vai trò của một ngân hàng chủ đạo trong phục vụ cho khách hàng.

Tuy nhiên về thu hút vốn đó còn một số khó khăn cần khắc phục:

- Cơ cấu vốn theo thời gian chưa hợp lý: Hiện nay nguồn vốn để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông huy động để cho vay chủ yếu là vốn thu hút từ dân cư, các tổ chức kinh tế và các nguồn tài trợ khác. Nhưng tỷ trọng vốn trung và dài hạn huy động được so với tổng nguồn vốn huy động còn thấp, do vậy chưa đáp ứng được kế hoạch vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, khiến ngân hàng thường xuyên phải sử dụng các khoản vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, tình hình này ít nhiều đã gây ra những khó khăn trở ngại cho hoạt động của ngân hàng trong qúa trình thực hiện các kế hoạch về tín dụng, đồng thời cũng gây khó khăn cho khả năng thanh toán của ngân hàng.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung và dài hạn còn chưa cao điều này gây ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn trung và dài hạn so với tổng nguồn vốn huy

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện tam nông (2009-2011) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w