2. Ông Bùi Anh Tú Kiểm toán viên 3. Bà Vũ Thị Liên Trợ lý kiểm toán 4. Bà Lê Mai Hương Trợ lý kiểm toán
Trong đó Kiểm toán viên Bùi Anh Tú đã tham gia kiểm toán BCTC năm 2010 của Công ty TNK.
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu thông tin chi tiết và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng – Công ty Cổ phần TNK.
Loại hình công ty
số 102 Đông Anh Hà Nội.
Công ty cổ phần TNK được thành lập ngày 02 tháng 11 năm 2007 do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 36/2006/QĐ-TTG ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ. Hiện tại Bộ Thương mại nắm giữ 35% cổ phần, vốn điều lệ của công ty là 50.000.000.000 đồng và doanh nghiệp vẫn trong giai đoạn miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lĩnh vực kinh doanh là sản xuất công nghiệp, cụ thể là:
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất bao bì nhựa đa sắc. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ toàn bộ trong nước. Các sản phẩm này đều được sản xuất theo đơn đặt hàng.
3. Công tác tổ chức hạch toán kế toán
- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ: VNĐ
- Hình thức ghi sổ: Kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính - Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: được phản ánh và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc;
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định
đường thẳng; tỷ lệ khấu hao phù hợp với chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT- BTC ngày 20.10.2009 của Bộ Tài chính.
- Phương pháp tính lương:
Công ty quản lí tiền lương theo thời gian thực tế làm việc của nhân viên. Cụ thể:
L(tg) = L(tt)/26 * Số ngày làm việc thực tế
Bên cạnh tiền lương, công ty còn có tiền thưởng tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Lương được tính là lương NET và được trả vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng: tuân thủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực Kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác, doanh thu được xác định theo giá hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích.
Doanh thu hoạt động tài chính: tuân thủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực Kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác.
Đánh giá rủi ro và mức trọng yếu ban đầu
Đánh giá rủi ro kiểm toán:
Đánh giá rủi ro kiểm toán là khâu quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán chi tiết . Nó giúp kiểm toán viên xác định những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kiểm toán cũng như khoanh vùng những tài khoản hay khoản mục có thể có rủi ro xảy ra để tập trung kiểm tra. Đối với kiểm toán tiền lương và nhân sự tại công ty cổ phần TNK, việc đánh giá rủi ro cũng tuân thủ theo quy trình chung gồm:
•Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Khách hàng TNK là khách hàng đã được kiểm toán năm trước, vì thế KTV sẽ dựa vào những thông tin, số liệu năm trước kết hợp với việc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng để đưa ra kết luận về rủi ro tiềm tàng.
Qua việc phân tích, KTV nhận thấy rằng lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất màng đa sắc, có rất nhiều doanh nghiệp trên cùng địa bàn hoạt động trong lĩnh vực này , vì vậy các doanh nghiệp sản xuất màng đa sắc ngoài cạnh tranh về chất lượng, còn cạnh tranh về chi phí đầu vào và giá cả hàng bán - là những yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương.
•Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát.
TNK là khách hàng lâu năm của IFC nên KTV không sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB mà dựa vào nguồn cung cấp thông tin chủ yếu từ Hồ sơ kiểm toán năm trước kết hợp với những thông tin mà KTV thu thập được trong năm tài chính hiện hành như những thay đổi về loại hình kinh doanh, thay đổi trong chính sách bán hàng, hay có sự thay đổi nào lớn trong bộ máy kế toán… Nhờ đó có thể giảm bớt được khối lượng công việc và thời gian kiểm toán. Tại IFC, đối với các khách hàng truyền thống, khi phân bổ nhân viên, Ban lãnh đạo Công ty thường bổ nhiệm những KTV đã từng kiểm toán tại Công ty đó. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn trong quá trình thực hiện, do các KTV đã có sự hiểu biết nhất định về hoạt động kinh doanh của khách hàng nên các công việc về đánh giá hệ thống KSNB sẽ diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Thực hiện các công việc trên, KTV mới chỉ thu thập được các thông tin mang tính khách quan về khách hàng, tiếp đó KTV cần phải đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm đưa ra một chiến lược kiểm toán phù hợp với từng khách hàng. KTV tiến hành đánh giá trọng yếu cho toàn bộ BCTC nói chung và của chu kỳ tiền lương và nhân sự nói riêng.
Với kinh nghiệm kiểm toán, để hỗ trợ cho các KTV của mình IFC đã xây dựng một tài liệu hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC rất khoa học. Công ty TNK là công ty cổ phần có cổ phiếu được niên yết trên sàn giao dịch chứng khoán nên việc công khai báo cáo BCTC là rất quan trọng, mức trọng yếu được xác định bằng 5% đến 10% của thu nhập trước thuế của các hoạt động thường xuyên được ghi nhận tại ngày kết thúc niên độ (hoặc của khoản lỗ trước thuế).
Trên giấy tờ làm việc “1710 - Determine Planning Materiality”, chọn phần tính mức trọng yếu dành cho các công ty CP, KTV nhập số liệu từ BCTC vào những mục tương ứng trên Bảng tính mức trọng yếu với các công thức và phép tính,và phần mềm sẽ tính toán và hiện số PM trên màn hình. Sau đó, KTV tính số MP (Monetary Precision)
MP = PM - ∑Sai sót ước tính
MP áp dụng trong kiểm toán công ty TNK cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2011 là: MP = 29.078.803
Con số này được lưu trong bộ nhớ để áp dụng cho toàn bộ các phần hành. Khi thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ áp dụng MP cho từng khoản mục để tính mẫu chọn.
Đánh giá rủi ro: + Rủi ro tiềm tàng:
Cao: Trung bình: X Thấp:
+ Rủi ro kiểm soát:
Cao : Trung bình : X Thấp:
Lập chương trình kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự
Thiết lập chương trình kiểm toán và giao công việc cho các thành viên trong nhóm là công việc của trưởng nhóm kiểm toán. Tại IFC chương trình kiểm toán mẫu được xây dựng cho tất cả khoản mục trong đó có chương trình kiểm toán tiền lương – nhân sự. Chương trình kiểm toán mẫu này được áp dụng cho mọi khách hàng, KTV có thể linh hoạt áp dụng thủ tục kiểm toán có trong chương trình kiểm toán.
Sau khi hoàn thành xong mỗi thủ tục trong chương trình kiểm toán, KTV sẽ đánh tham chiếu và ghi người thực hiện. Đó sẽ là cơ sở để trưởng nhóm kiếm toán quản lý tốt cuộc kiểm toán.
Bảng 2.2: Chương trình kiểm toán cho chu kỳ tiền lương và nhân sự
INTERNATIONAL AUDITING AND FINANCIAL CONSULTING COMPANY
Kỳ: 01/01/2011 - 31/12/20111/ Người soát xét: Phương
NHL Ngày : 15/2/2012 Nội dung: Phân công công việc
82
Nội dung Ký
hiệu
Phương Tú Liên Hương
Tiền 110 x Phải thu 130 x Tài sản dài hạn khác 140 x Hàng tồn kho 150 x CPSXKD dở dang 154 x Tài sản cố định 210 X Bất động sản đầu tư 217 x
Đầu tư tài chính 220 x
CP XDCB dở dang 241 X
Tài sản dài hạn khác 240 x
Các khoản vay và nợ 340 x
Các khoản phải trả 330 x
Thuế - Các khoản nộp Nhà Nước 033 X Lương và các khoản trích theo
lương 334 X Các khoản dự phòng 350 Vốn CSH 400 x Doanh thu 500 X CPSX 620 x Giá vốn hàng bán 632 X Chi phí 640 x
Doanh thu – CP Tài chính 005 x
Thu nhập – CP khác 011 x
Bảng 2.3: Chương trình kiểm toán tiền lương
Người lập:...Phương....Ngày..10/2/2012... Người soát xét: ...Phương...Ngày..15/2/2012...
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG RỦI RO XÁC ĐỊNH CHI TIẾT
Những rủi ro chi tiết dưới đây được xác định trong chương trình kiểm toán:
Chi tiết rủi ro Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Nhận xét/Tham chiếu
(Những rủi ro này đã được xác định trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán)
Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện
Tham chiếu
1 Thủ tục phân tích Phương
Xem xét sự biến động tiền lương, nhân sự qua các tháng, nếu có biến động bất thường phải giải thích nguyên nhân.
Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện
Tham chiếu
Xem xét sự biến động về việc xác định chi phí tiền lương phải trả và số thực trả theo các tháng, quý trong năm, kết hợp so sánh với sự biến động về nhân sự.
Xem xét mức lương bình quân chung cả năm, đối chiếu với các quy định của Nhà nước (những quy định về mức tiền lương bình quân chung, mức lương tối thiểu được quy định
Đối chiếu số dư trên Bảng cân đối kế toán với sổ tổng hợp tài khoản, các sổ chi tiết và các tài liệu khác (Quyết toán với cơ quan BHXH…)
E407
2 Kiểm tra chi tiết Phương
2.1 Kiểm tra đối ứng tài khoản
Lập bảng đối ứng tài khoản đối với các khoản tiền lương và các khoản tính theo lương trong kỳ, đối chiếu với tài khoản giá vốn, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và các tài khoản khác có liên quan Kiểm tra các đối ứng bất thường, xem xét nội dung và các chứng từ gốc của các giao dịch đó.
Kiểm tra số cộng dồn, đối chiếu giữa sổ cái, sổ chi tiết với Bảng cân đối số phát sinh. Giải thích
Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện
Tham chiếu
Kiểm tra việc sử dụng quỹ lương có đúng mục đích không?
2.2 Kiểm tra phát sinh trong kỳ
2.2.1 Kiểm tra số phát sinh tăng
Thu thập thông tin từ các bảng tính lương hàng tháng, kiểm tra sự phê duyệt trên bảng tính lương. Đối chiếu số liệu trên bảng tính lương với số liệu ghi sổ kế toán để đảm bảo số liệu ghi sổ là phù hợp và đúng kỳ.
Đối chiếu chọn mẫu thông tin trên bảng tính lương với bảng chấm công, hợp đồng lao động để đảm bảo các khoản đã tính là đầy đủ và phù hợp
Kiểm tra việc tính toán tổng quỹ tiền lương :
Kiểm tra căn cứ tính lương (quy chế trả lương, hợp đồng lao động, bảng chấm công, báo cáo khối lượng sản phẩm hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, bảng tính lương…)
Lưu ý : Kiểm tra tổng thời gian làm thêm giờ có tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước hay không.
E409
Kiểm tra căn cứ trích các khoản tính theo lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế TNCN, đối chiếu với số quyết toán của cơ quan quản lý.
Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện
Tham chiếu
Kiểm tra tỷ giá áp dụng trong việc xác định các khoản lương phải trả bằng ngoại tệ.
Đối chiếu với phần chi phí tiền lương để đảm bảo rằng các khoản tiền lương, bảo hiểm… được hạch toán đúng và đầy đủ vào các tài khoản chi phí.
E410 Kiểm tra hồ sơ chứng từ các khoản tăng quỹ tiền
lương khác phát sinh trong kỳ.
Kiểm tra tính toán số học trên các bảng tính lương. 2.2.2 Kiểm tra số phát sinh giảm
Quy trình, thủ tục phát lương cho CBCNV, các chứng từ đi kèm có hợp lý, hợp lệ không ? Chọn mẫu kiểm tra trên sổ lương một số cán bộ để đảm bảo rằng những người hưởng lương này thực sự làm việc trong đơn vị.
Chọn mẫu một số nghiệp vụ để kiểm tra việc thanh toán lương.
Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản giảm trừ tiền lương để đảm bảo rằng các khoản này được tính đúng quy định và ghi nhận hợp lý. Đối chiếu chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ kế toán với chứng từ nộp/ mua bảo hiểm.
Kiểm tra hồ sơ chứng từ các khoản giảm quỹ lương khác phát sinh trong kỳ.
Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện Tham chiếu lương
Kiểm tra việc sử dụng quỹ lương có đúng mục đích hay không
Kiểm tra các khoản ghi giảm quỹ lương khác có phù hợp không.
2.3 Xác định phần thu nhập chịu thuế (có thể thực hiện cũng kiểm toán phần hành thuế)
Thu nhập hoặc lập bảng tổng hợp thu nhập trong năm của người lao động. Kiểm tra việc tập hợp đầy đủ và phân loại các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế TNCN.
E413
Đối chiếu với các thỏa thuận trên hợp đồng lao động, thời gian lưu trú (người nước ngoài) để xác định cơ sở tính thuế ( khoản thuế thu nhập được tính trên lương NET hay GROSS)
3 Kết luận Phương
3.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề
được đề cập trong thư quản lý. E416 3.2 Lập bảng trang kết luận kiểm toán cho khoản mục
thực hiện.
3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán.
2.2.3. Thực hiện kiểm toán
2.2.3.1 Thủ tục phân tích
Để kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi phí về lương và các khoản phải trả cho công nhân viên, phát hiện những vấn đề nghi vấn cần phải tập trung kiểm tra chi tiết hoặc quyết định thu hẹp phạm vi kiểm tra chi tiết nếu cho rằng khả năng có ít sai lệch thì KTV đã tiến hành thủ tục phân tích.
Công việc mà KTV thực hiện đó là dựa trên Bảng tiến hành so sánh tổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động năm 2011 so với năm 2010; so sánh tỷ lệ chi phí tiền lương / Doanh thu và so sánh thu nhập bình quân của một người/tháng [thu nhập bình quân của 1 người/tháng = (Tổng quỹ lương thực trích/số lao động)/12] năm 2011 so với năm 2010.
Bảng 2.4: Trích giấy tờ làm việc E406 của KTV về phân tích sự biến động của quỹ tiền lương và sự biến động của tiền lương bình quân
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ International auditing and financial cosulting company
Khách hàng: Công ty CP TNK Kỳ : 31/12/2011
Nội dung: phân tích sự biến động của quỹ tiền lương và sự biến động của tiền lương bình quân Người lập: Phương Người soát xét 1: Phương Người soát xét 2: Tú Ngày: 11/2/2012 Ngày: 15/2/2012 Ngày:
lương bình quân
Thực hiện: Tính chênh lệch tương đối, tuyết đối một số chỉ tiên về lương so sánh năm 2011 với năm 2010
Nguồn: BCKQKD năm 2011, Bảng tổng hợp lương phải trả năm 2010, 2011
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch (tuyệt đối) Chênh lệch (tương đối %) Tổng quỹ lương thực trích 8.450.214.780 7.976.910.023 473.304.757 5,933 Doanh thu 75.967.048.192 50.786.135.024 25.180.913.168 49,58 Chi phí lương/doanh thu 0,111 0,157 -0,046 -29,18 Số lao động (người) 250 240 10 4,167 Thu nhập bình quân/tháng 2.816.738,26 2.769.760,425 46.977,83 1,69
Nhận xét: Qua bảng so sánh trên thấy năm 2011 so với 2010 tỉ lệ chi phí tiền lương