0
Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN (Trang 44 -47 )

- Rủi ro trong quá trình mở thư tín dụng:

taị NHCTNA

3.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiên nhập khẩu trong điều kiện mở cửa, hội nhập và cạnh tranh quốc tế, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho

việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng như:

+ Hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính và sử dụng rộng rãi các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích và quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Chính phủ cần tiếp tục phát huy tính chủ động tích cực trong định hướng, giám sát và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi trực tiếp giữa Chính phủ, các bộ và các doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước sớm xây dựng các chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh với nội dung cụ thể theo từng thời gian, từng nhóm nước. Nhà nước cần có thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thế giới. Bởi thiếu thông tin thị trường thế giới, các doanh nghiệp sẽ không dự đoán chính xác xu hướng thị trường, kinh doanh có thể thua lỗ.

+ Điều chỉnh cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thông qua việc áp dụng đa dạng các công cụ và biệnpháp trong ngoại thương theo hướng ngày càng nới lỏng, mềm dẻo và tạo điều kiện thúc đầy kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. Song song với việc đa dạng hoá thị trường, sản phẩm và đối tác cần phải đa dạng hoá các công cụ điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế. Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì việc nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu cũng phải được coi trọng như: ưu tiên lãi suất theo cơ chế tỷ giá, trợ cấp trực tiếp, miễn thuế các chi phí đầu và, giá cả các dịch vụ công cộng, cước phí vận tải, bảo hiểm, giá điện nước...

Kết luận

Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang đặt ra những thách thức và những vận hội mới cho các quốc gia trên con đường từng bước đi lên của mình. Việt Nam cũng trong hoàn cảnh này, vì vậy quan hệ đối ngoại đang là vấn đề đặt lên hàng đầu trong chính sách của nước ta.

Các doanh nghiệp từ đây càng có nhiều cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó các ngân hàng có điều kiện thực hiện các dịch vụ của mình rộng rãi hơn, nhiều hơn do đó thu nhập sẽ tăng lên làm cho nền kinh tế đất nước phát triển đi lên. Tuy nhiên chúng ta không chỉ nhìn thầy mặt lợi mà còn nhìn thấy mặt yếu của nó như khả năng cạnh tranh, môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng vv...điều này không chỉ đúng đối với các chủ thể kinh doanh trên thị trường mà còn đúng với NHCTNA. Với chuyên đề "Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHCTNA" em đã tập trung phân tích thực trạng tình hình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng với mục đích đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động này.

Em mong rằng, với tầm hiểu biêt ít ỏi của mình cũng đóng góp một phần nào đó cho quá trình mở rộng và phát triển của ngân hàng và quá trình đi lên của đất nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN (Trang 44 -47 )

×