Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp nghiên cứu tại việt nam (tt) (Trang 37 - 38)

4. Về học tập và phát triển: Hệ số tương quan của định hướng nhiệm vụ và kết qu ả học tập và phát triển của doanh nghiệp (β = 237) thể hiện nhiệm vụ trực tiếp

5.5. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế của đề tài, các nghiên cứu tiếp theo cần được bổ sung theo gợi ý, cụ thể: Thứ nhất, cần nghiên cứu tiếp về hành vi lãnh đạo với đối tượng nghiên cứu mở rộng là nhân viên, nhằm kiểm định lại các kết quả của 3 thành phần trong mô hình và có cách đánh giá khách quan đa dạng hơn về hành vi lãnh đạo trong doanh nghiệp. Thứ hai, nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện kiểm định ảnh hưởng các thành phần của mô hình lãnh đạo ba chiều trong phạm vi ảnh hưởng khác, ví dụ: cam kết với tổ chức, văn hóa tổ chức, so sánh với các mô hình lãnh đạo khác ...

Thứ ba, cần mở rộng nghiên cứu đến các doanh nghiệp tại các khu vực địa phương khác để nâng cao tính khái quát của mô hình, đồng thời tăng thêm cỡ mẫu nghiên cứu > 500 nhằm kiểm tra, hiệu chỉnh kết quả nghiên cứu nếu có.

KẾT LUẬN

Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa mô hình lãnh đạo ba chiều và kết quả

hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam với mục tiêu khám phá ảnh hưởng của ba thành phần định hướng nhiệm vụ, định hướng quan hệ và định hướng đại diện/ tham gia trong mô hình nghiên cứu với kết quả hoạt động của doanh nghiệp được

đo lường bằng bốn thành phần: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển. Qua đó đề xuất một số nhiệm vụ mà doanh nghiệp và cá nhân người lãnh đạo phải thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả lãnh

đạo.

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án được thực hiện qua hai giai

đoạn: giai đoạn một tiến hành xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu với ba giả thuyết đề xuất kiểm định. Giai đoạn hai kiểm định thang đo và kiểm định các giả thuyết của mô hình bằng các công cụ hệ số tin cậy (Cronch bach alpha), phân

tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Nghiên cứu là đã xây dựng được thang đo gồm 3 thành phần của mô hình (định hướng nhiệm vụ, định hướng quan hệ, định hướng đại diện/tham gia) và thang đo bốn thành phần kết quả doanh nghiệp (tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập& phát triển), những thang đo này đã đảm bảo được giá trị nội dung, độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ. Ba giả thuyết của mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận (giá trị P thấp) trên cơ sởđiều tra thực nghiệm với số mẫu 460, ba thành phần của mô hình lãnh đạo ba chiều đều tác động thuận chiều, hệ số tương quan dương làm cơ sở gợi ý cho những đề xuất của nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu đề xuất một số nhiệm vụ mà doanh nghiệp và cá nhân người lãnh đạo nên thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo và qua đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn,

đóng góp của nghiên cứu đã bổ sung thêm mô hình lãnh đạo phù hợp trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. Về lý thuyết, nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định thang đo các thành phần của mô hình lãnh đạo ba chiều từ dữ liệu thực nghiệm, qua đó giúp nhận diện đầy đủ về nhiệm vụ lãnh đạo, năng lực lãnh đạo cũng như

nhận thức về lãnh đạo, từ đây làm cơ sở cho các nghiên cứu hành vi lãnh đạo tiếp theo.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp nghiên cứu tại việt nam (tt) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)