Thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu (Trang 40 - 44)

II. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM.

3.Thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Trong quan hệ quốc tế, đến nay nước ta đã có quan hệ buôn bán với 105 nước và khu vực (trong đó có 60 nước ký kết hiệp định thương mại), ký kết hiệp định khung với EU, gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, chuẩn bị ra nhập APEC (tháng 11/1998 Việt Nam sẽ ra nhập), chuẩn bị ra nhập WTO và đang đàm phán ký kết hiệp định thương mại với Mỹ. Sự phát triển đó về mặt đối ngoại đã góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, từng bước phát triển cơ cấu xuất khẩu, thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta được mở rộng.

Thị trường xuất khẩu trong thời kỳ 1991-1995 được mở rộng nhanh, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 80%, Châu Phi - Tây Nam Á chiếm 3%, Châu Mỹ chiếm 2%. Mười nước bạn hàng lớn nhất của Việt nam là Nhật Bản chiếm 28,5% kim ngạch xuất khẩu; Singapore 14,6%; Trung Quốc 7,4%; Đài Loan 5,4%; HồngKông 4,9%; Cộng Hoà liên bang Đức 4,6%; Pháp 3,2%; Thái Lan 2,9%; Liên bang Nga 2,2%; Hàn Quốc 2,2%. Tuy nhiên

Châu Á vẫn là một thị trường thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm1997, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong đó ASEAN chiếm trên 20%, Singapore là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở khu vực, chếm tới 2/3 kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN và kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN).

Đối với thị trường EU: Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao cuối năm 1990. Trong những năm qua, quan hệ giữa hai bên có những bước phát triển liên tục. Năm 1992, hai bên ký hiệp định dệt may có hiệu lực cho giai đoạn 1993-1997. Nhờ hiệp định này hàng dệt may của Việt nam xuất khẩu vào EU tăng mạnh và trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba của cả nước. Tháng 11/1997, hiệp định dệt may mới cho giai đoạn 1998-2000 đã được ký kết cho phép tăng thêm 30% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU so với hiệp định trước.

Quan hệ buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU tăng nhanh, từ 300 triệu USD năm1990 lên 2,4 tỷ USD năm 1995; 2,72 tỷ năm 1996 và 3,46 tỷ năm 1997 (Số liệu lấy từ Tạp chí Thương mại 6/1998). Hiện nay EU đã dành cho Việt Nam qui chế tối huệ quốc (MFN), đồng thời nhiều mặt hàng của việt nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế quan ưu đãi là 0% theo chế độ ưu đãi phổ cập (GSP). Đó là những thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào EU.

Tuy Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ nhưng Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và chưa ký hiệp định thương mại với Mỹ, nên thị trường Châu Mỹ là thị trường chúng ta cần hướng tới. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, giá trị hàng xuất khẩu của nước ta sang Mỹ nửa đầu năm1997 đạt khoảng 220 triệu USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 1996. Hiện nay nước ta có 7 mặt hàng lớn bán sang Mỹ, đó là cà phê, dầu thô, giày dép, đồ da, hải sản, dệt may rau quả và gạo. Tỷ trọng của những mặt hàng này năm 1996 chiếm tới 92.84% tổng giá trị hàng Việt Nam xuất sang Mỹ. Năm 1996 mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trị giá gần 34 triệu USD. Nhưng chỉ chiếm khoảng 0,42% giá trị thuỷ sản Mỹ

nhập khẩu từ các nước (số liệu được lấy từ: Tạp chí Con số & sự kiện số

12/1997).

Cùng với những mặt hàng xuất khẩu trên, bắt đầu từ năm 1996 dầu thô và than đá của nước ta cũng được xuất sang Mỹ. Riêng dầu thô năm 1996 trị giá trên 80 triệu USD. Trong năm tập đoàn công nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới đang tham gia hợp tác thăm dò và khai thác dầu mỏ ở nước ta hiện nay có hai tập đoàn Mỹ là Mobil và Exxon. Việc xuất khẩu dầu thô và than đá đã góp phần tạo ra ngoại tệ để Việt Nam có điều kiện cân đối ngoại tệ.

Năm 1996, Mỹ đã chi gần 6 triệu USD để mua gạo Việt Nam, tăng 33% so với năm 1994. Số gạo nhập khẩu này Mỹ dùng để tái xuất sang các nước khác. Gạo Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ phải chịu mức thuế 0,055 USD/kg, cao hơn 2 lần mức thuế tối huệ quốc. Đó cũng chính là khó khăn của Việt Nam khi mà Việt Nam và Mỹ chưa ký kết được hiệp định thương mại chung giữa hai bên. Một mặt hàng nữa đang có nhiều hứa hẹn trong việc thâm nhập vào thị trường Mỹ là rau quả. Năm 1994 giá trị mặt hàng này mới chưa đầy nửa triệu USD nhưng đến năm 1996 đã tăng lên 7,6 triệu USD.

Bảng 5: THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ YẾU 2 NĂM 1997-1998

Đơn vị tính:triệu USD

Năm 1997(ước) Năm 1998(dự kiến) Xuất khẩu nhập khẩu Xuất khẩu nhập khẩu Tổng kim ngạch

Châu Á-Thái Bình Dương

8700 11100 11000 13200 1.Đài loan 603 809 687 1000 2.Nhật bản 1350 850 1680 1000 3.Hàn quốc 280 1350 310 1450 4.indonexia 40 150 50 152 5.Philippin 250 30 300 70 6.Singapore 1475 1960 1800 2000 7.Thái lan 195 420 240 500 8.Malaysia 157 175 200 215 9.Hồng kông 458 700 510 750 10.Trung quốc 410 302 450 352 11.Úc 105 130 125 150

Châu Âu 13.CHLB Nga 95 150 120 180 14.Anh 208 80 250 100 15.CHLB Đức 495 361 600 400 16.Hà lan 225 30 250 50 17.Italia 75 65 80 65 18.Pháp 250 450 300 550 19.Thuỵ sĩ 350 180 450 250 20.Bỉ 88 70 100 80 Châu Mỹ 21.Mỹ 470 500 800 870 Cộng 21 nước 7675 8782 9402 10214 Tỷlệ % so tổng kim ngạch 88.22 79.12 85.17 77.38

Nguồn: Bộ Kế hoạch & đầu tư.

Hơn nữa, nước ta là một nước có lợi thế trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo, cao su, cà phê. Trong 2 năm vừa qua thị trường xuất khẩu nông sản của chúng ta đã có mặt ở các thị trường Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.

Bảng 6: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ YẾU 2 NĂM 1996-1997

(Tỷ lệ %)

Các khu vực GẠO CAO SU CÀ PHÊ

1996 1997 1996 1997 1996 1997 Tổng số 100 100 100 100 100 100 I. Châu Á 47 42 69 82 42 42.8 Đài loan 1 2 10 13 9 8.9 Nhật bản Hàn quốc 3.5 4.5 3 1.7 1.5 0.6 Inđônêxia 1 1 Malaysia 2 4 3 3 0.2 0.15 Philippin 11 9 Singapore 13.1 8 11 12 19.3 19.4 Trung đông 9.2 7 Trung quốc 3.2 0.5 37 52 1.5 1.5 Các nước khác II.Châu âu 27 47.7 21 14 46 43.3 Hà lan 6 10 5.4 7 2 3.2 Thụy điển 1 2 1 1 0.5 0.8 Thụy sỹ 11 24 0.9 1 13 11

Pháp 0.9 1 2 1.7 4 4.2 Anh 4 2.5 0.3 0.6 4.6 10 Bỉ 0.2 0.3 2.3 1.3 Các nước khác 4.1 8.2 4.5 2.4 9.6 9.8 III.Châu Mỹ 15.7 9 1 0.5 10 12 Mỹ 11 9 10 12 Canada 0.9 Cuba 2.5

IV. Châu Phi 11 4 2

Angiêri 11 2

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Thương mại

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu (Trang 40 - 44)