2000 CỦA VIỆT NAM.
1. Định hướng kim ngạch xuất khẩu từ nay đến năm 2000.
Dự kiến mức tăng trưởng GDP hàng năm đạt 9 - 10%. Mức GDP trên đầu người 500 - 600 USD vào năm 2000. GDP cả nước đạt khoảng 48 tỷ USD. Với chủ trương Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tránh tụt hậu, hội nhập với nền kinh tế
thế giới và khu vực, dự báo trong thời kỳ này tốc độ tăng xuất khẩu hàng năm tăng từ 28 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này đạt khoảng 45 tỷ USD.
Đến năm 2000 với dân số khoảng 80 triệu người, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 13 - 14 tỷ USD, bình quân xuất khẩu trên một đầu người đạt khoảng 170 USD.
Trong thời kỳ này Việt nam cần chú trọng khai thác các tiềm năng để xuất khẩu các ngành hàng, mặt hàng theo thứ tự ưu tiên sau đây:
Hàng công nghiệp chế biến sâu như là: hàng dệt hàng may mặc hàng giầy dép, hàng điện tử, ô tô, xe máy...
Hàng Nông - Lâm - Thuỷ sản chế biến như gạo, cà phê, cao su, chè, lạc nhân, hạt điều, rau quả, thuỷ sản, lâm sản...
Hàng khoáng sản như: dầu thô, than đá, thiếc...
Dịch vụ ngoại tệ như dịch vụ phần mềm, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, dịch vụ bảo hiểm...
2. Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, ngành hàng.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu với tốc độ nhanh, thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế cần có một tư duy mới về cơ cấu hàng hoá thể hiện ở ba mặt chủ yếu sau:
Một là, chuyển hoàn toàn và chuyển nhanh, mạnh sang hàng chế biến sâu,
giảm tới mức tối đa hàng nguyên liệu và giảm tới mức thấp nhất hàng sơ chế nghĩa là chuyển hẳn từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên sang xuất khẩu giá trị thặng dư.
Hai là, phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Một mặt chuyển từ xuất
khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu hàng chế biến đối với hàng đã có, mặt khác cần mở ra các mặt hàng hiện nay chưa có, nhưng có tiềm năng và có triển vọng, phù hợp với xu hướng quốc tế. Đó là các mặt hàng, sản phẩm kỹ thuật: điện, điện tử, dịch vụ (du lịch vận tải, sửa chữa tầu thuỷ, phục vụ hàng không)... và các sản phẩm trí tuệ. Trong các sản phẩm trí tuệ, xử lý dữ liệu và soạn thảo các
chương trình phần mềm ứng dụng trên máy tính điện tử là các lĩnh vực thích hợp với người Việt nam.
Ba là, muốn chuyển sang xuất khẩu hàng chế biến và mở ra các mặt hàng
xuất khẩu mới - dạng chế biến sâu và tinh khó có thể thực hiện được bằng tự lực cánh sinh, vì công nghệ lạc hậu và chưa có thị trường ổn định, mà điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua biện pháp cơ bản là hợp tác, liên doanh với nước ngoài đặc biệt là các nước có công nghệ nguồn tiên tiến.
Dự kiến 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch lớn đến năm 2000 là: dầu thô, hàng dệt may, hàng thuỷ sản, gạo, cà phê, than đá, cao su, điện tử viễn thông tin học, hàng da và giầy dép, tơ tằm.
3. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu Việt nam theo thị trường.
Trong những năm tới thị trường xuất khẩu của việt nam sẽ được phát triển theo hướng sau:
Đa dạng hoá, đa phương hoá trong hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển thị trường trong nước nhiều thành phần, thực hiện thị trường mở, tự do hoá thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu
Thực hiện nguyên tắc “Có đi, có lại” trong kinh doanh thương mại tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu.
Thực hiện chiến lược “Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu” để tạo ra nhiều hàng hoá đạt chất lượng quốc tế có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Bảng 9: DỰ BÁO CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THEO THỊ TRƯỜNG
Đơn vị tính:(%)
Thời kỳ 1991 - 1995 Năm 2000
Châu Á - Thái Bình Dương 80 50
Châu Âu 15 25
Châu Mỹ 2 20
Châu Phi 3 5
Dự báo một số nước mà Việt nam xuất khẩu chủ yếu: Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Liên Bang Nga, EU, Mỹ