Hộ dân xã Phúc Sơn

Một phần của tài liệu Điều tra lượng phế thải đồng ruộng và đề xuất một số giải pháp xử lý tại xã phúc sơn- huyện chiêm hóa- tỉnh tuyên quang (Trang 42 - 71)

trung bình của toàn xã và qua đó dự báo được lượng phế thải đồng ruộng của xã Phúc Sơn năm 2014 như sau:

Bảng 4.7: Dự báo lượng phế thải hữu cơ đồng ruộng xã Phúc Sơn năm 2014

Các loại cây trồng Diện tích gieo trồng Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn/năm) Tổng phế thải đồng ruộng (tấn/năm) Tỉ lệ (%) Thời điểm phát sinh phế thải hữu cơ đồng ruộng Lúa (vụ mùa) 175,3 4,81 843,19 674,55 40,97 12/09 – 20/09 Lạc ( vụ xuân) 175,3 3,54 620,56 434,39 26,38 06/06- 15/06 Ngô 190,5 3,07 584,84 497,14 30,2 0 Vụ xuân: 15/05 – 25/05 Vụ mùa: 01/09 – 10/09 Khoai, sắn 6,58 2,01 13,23 11,29 0,69 Khoai: 25/12 – 03/01 Sắn: 20/11 – 15/12 Các loại

rau 2 0,81 1,62 0,65 0,04 Quanh năm

Cây khác (đậu tương...)

22,59 1,57 35,47 28,38 1,72 Quanh năm

Tổng 572,27 1646,40 100

( Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ 2014)

Qua kết quả điều tra nông hộ thu được khối lượng phế thải hữu cơ đồng ruộng năm 2014 của xã Phúc Sơn là rất lớn và tuỳ từng loại cây trồng khác nhau mà lượng tàn dư thực vật để lại trên đồng ruộng là khác nhau, lượng tàn dư cao nhất là lúa đạt 674,55 tấn/năm (chiếm 40,97%). Do lúa chiếm diện tích trồng trọt bằng với diện tích trồng lạc nhưng lượng phế thải hữu cơ lúa để lại (rơm, rạ) lớn hơn so với lạc (thân cây lạc) nên khối lượng phế thải hữu cơ

sinh ra lớn và ảnh hưởng môi trường nhiều. Ngoài ra, lượng lớn rơm rạ phát sinh vào khoảng thời gian từ 12/09 đến 20/09, vào thời điểm này thời tiết rất thuận lợi cho việc phơi khô rơm rạ vì trời nắng, người dân cũng nhanh chóng giải phóng mặt ruộng để chuẩn bị cho vụ đông mà hơn hết vào thời gian này lực lượng nhân công của xã rất dồi dào. Vì vậy, trong thời điểm phát sinh rơm rạ thì xã có tương đối đầy đủ điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý.

Lượng phế thải hữu cơ lớn thứ hai sau lúa là cây ngô, lượng tàn dư ngô để lại là 497,14 tấn/năm chiếm 30,20% tổng lượng phế thải hữu cơ đồng ruộng xã Phúc Sơn. Vấn đề xử lý phế thải hữu cơ cây ngô để lại gặp rất nhiều khó khăn do thân cây ngô phơi khô mất rất nhiều thời gian, nhất vào thời điểm người dân vừa thu hoạch vụ xuân song thì thân cây ngô gần như không phơi khô được do đây là mùa mưa. Vì vậy biện pháp người dân hay áp dụng nhất là đổ ra bờ ruộng hay kênh, rạch, suối...

Lượng phế thải hữu cơ đồng ruộng thấp nhất là của các loại rau để lại với 0,65 tấn/năm (chiếm 0,04%). Phế thải sinh ra chủ yếu là thân và rễ rau sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, lượng phế thải hữu cơ này thường được người dân tận dụng làm thức ăn cho trâu, bò, lợn, gà và cá, chỉ vứt đi một lượng rất nhỏ. Hơn nữa, phế thải hữu cơ do các loại rau để lại thường là phế thải dễ phân hủy nên ảnh hưởng của chúng đến môi trường không lớn.

Với lượng phế thải hàng năm của xã Phúc Sơn là 1646,40 tấn/năm, nếu không có hướng xử lý và quản lý phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong xã.

Kết quả điều tra về việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng đòi hỏi một lượng dinh dưỡng nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Tuy nhiên từng loại cây trồng khác nhau mà lượng phân bón sử dụng cũng khác nhau vì vậy mức đầu tư của người dân vào từng loại cây trồng là khác nhau. Theo kết

quả của phiếu điều tra nông hộ về lượng phân bón hóa học sử dụng trong trồng trọt của 94 hộ ta có bảng:

Bảng 4.8: Kết quả điều tra lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp của 94 hộ dân xã Phúc Sơn

Loại cây trồng Lượng dùng

(kg/ha/vụ) Chi phí (triệu đồng/ha) Lúa Đạm: 90 – 120 1,9 – 2,5 Lân: 100 – 110 Kali: 65 – 85

Phân hữu cơ: 1000 - 1500 Lạc

Đạm: 50 – 70

1,4 – 2,1 Lân: 40 – 55

Kali: 80 – 100 Phân hữu cơ: 700 – 1000 Ngô

Đạm: 40 – 60

1,3 – 1,9 Lân: 30 – 40

Kali: 60 – 90

Phân hữu cơ: 1300 – 1500

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2014)

Với bảng kết quả điều tra 94 hộ dân thì hầu hết người dân đều sử dụng phân bón hóa học bón cho cây trồng nhiều hơn bón phân hữu cơ (phân chuồng). Hiện nay, với giá phân bón hóa học ngày càng cao, mỗi vụ người dân tiêu tốn hàng triệu đồng cho việc mua phân bón mà giá thóc gạo, lạc, ngô thì khá thấp so với chi phí người dân bỏ ra. Ngoài sử dụng phân bón hóa học để làm tăng năng suất của cây trồng thì người dân còn phải nhờ tới sự hỗ trợ của các loại thuốc BVTV như thuốc trừ cỏ, trừ sâu và một số loại thuốc kích thích tăng trưởng. Theo thống kê của HTX Nông- lâm nghiệp Phúc Sơn cho biết thì 100% người dân trong xã sử dụng thuốc BVTV, trong đó có 5 loại trừ sâu, 2 trừ cỏ, 3 trừ bệnh và một số thuốc kích thích tăng trưởng. Qua kết quả điều tra các loại thuốc BVTV người dân hay dùng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.9: Kết quả điều tra các loại thuốc BVTV được sử dụng chủ yếu trong xã Phúc Sơn

Loại

thuốc Tên thuốc

Liều lượng Thời điểm phát sinh phế thải vô cơ đồng ruộng

Lúa Lạc

Kg/ha Lít/ha Kg/ha Lít/ha Trừ

sâu

Aloctabe 40EC -- 0,5 -- 0,3 Vụ xuân: 30 ngày sau khi trồng Vụ mùa: 40 ngày sau cấy Neretox 95W 0,6 -- -- -- Dip 80 SP 1,2 -- 0,8 -- Tango 50SC 0,6 0,7 Bitox psc- 1 1,0 0,5

Trừ cỏ Randa 600DD -- 1,6 -- 1,8 2 ngày sau khi trồng

Fenrim 18,5WP 0,7 -- 0,9 --

Trừ bệnh

Cavil 50SC 0,8 -- 0,4 -- Vụ xuân: 50 ngày sau trồng

Vụ mùa: 40 ngày sau cấy

Starner 20WP 0,5 -- -- --

Ricide 72WP -- -- 2,1 --

(Nguồn: HTX Nông- lâm nghiệp Phúc Sơn)

Qua bảng trên đã thể hiện rõ lượng hóa chất BVTV được người dân sử dụng là khá nhiều, mặc dù các loại thuốc trên đều có trong danh mục cho phép nhưng vấn đề nảy sinh là ý thức của người dân trong việc xử lý vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc sau khi sử dụng. Hầu hết vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV này được người dân vứt ngay tại bờ ruộng phun thuốc, bờ mương lấy nước pha thuốc.

Bảng 4.10: Kết quả điều tra khối lượng phế thải vô cơ đồng ruộng của 94 hộ dân xã Phúc Sơn

Loại cây Diện tích

(ha)

Khối lượng phế thải điều tra

(kg/ha/năm)

Tổng lượng phế thải điều tra

(kg/năm)

Lúa (vụ mùa) 9,79 0,97 9,49

Lạc (vụ xuân) 9,79 0,64 6,27

Khoai sắn 0,43 0,39 0,18

Các loại rau 0,11 0,70 0,08

Cây khác (đậu

tương, khoai tây...) 1,26 0,86 1,08

Tổng 30,29 20,66

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2014)

Với bảng kết quả điều tra lượng bao bì và chai lọ thuốc BVTV của 94 hộ dân tại xã Phúc Sơn thu được khối lượng phế thải vô cơ đồng ruộng của 94 hộ dân là khá lớn 20,66 kg/năm. Đối với cây lúa, trong một vụ người dân thường phun 3 – 4 lần thuốc BVTV nên lượng phế thải vô cơ là lớn nhất với 0,97 kg/ha/năm. Lạc thì chỉ phun từ 1 – 2 lần với lượng nhỏ hơn nên lượng phế thải vô cơ đồng ruộng sinh ra là 0,64 kg/ha/năm. Cây khác (đậu tương, mía, khoai tây...) người dân cũng phun nhiều khoảng từ 2 – 3 lần nên lượng bao bì và chai lọ thuốc BVTV sinh ra là 0,86 kg/ha/năm. Ngoài ra, các loại cây ngô, khoai, sắn và các loại rau cũng đóng góp một phần đáng kể.

Thông qua quá trình điều tra các hộ gia đình trong xã, xác định được khối lượng phế thải vô cơ đồng ruộng (kg/ha/năm) sinh ra với mỗi loại cây trồng, từ đó dự báo được lượng sinh ra trong toàn xã năm 2014 như sau:

Bảng 4.11: Dự báo lượng phế thải vô cơ đồng ruộng xã Phúc Sơn năm 2014 Loại cây Diện tích (ha) Khối lượng phế thải điều tra (kg/ha/năm) Tổng lượng phế thải vô cơ

đồng ruộng (kg/năm) Tỷ lệ (%) Lúa (vụ mùa) 175,3 0,97 170,14 45,61 Lạc ( vụ xuân) 175,3 0,64 112,92 30,27 Ngô 190,5 0,35 66,68 17,89 Khoai, sắn 6,58 0,39 2,57 0,68 Các loại rau 2 0,70 1,40 0,35

khoai tây...)

Tổng 572,27 373,04 100

(Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ 2014)

Tổng lượng phế thải vô cơ đồng ruộng sinh ra trong năm 2014 tại xã là 373,04 kg/năm. Lượng sinh ra từ quá trình trồng lúa là lớn nhất với 170,04 kg/năm chiếm đến 45,61% tổng lượng sinh ra của toàn xã. Thấp nhất là lượng phế thải vô cơ đồng ruộng của các loại rau với 1,40 kg/năm.

Bên cạnh lượng phế thải hữu cơ, lượng phế thải vô cơ này tuy ít hơn rất nhiều nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến môi trường do thời gian phân hủy rất lâu, chúng tồn tại trong môi trường đất, nước rất nhiều năm, tích tụ và tăng dần khối lượng theo thời gian. Chính vì vậy chúng cũng cần được quan tâm, quản lý cho tốt để bảo vệ môi trường đất, nước của xã.

Từ tất cả kết quả thu được trên tổng lượng phế thải đồng ruộng của xã Phúc Sơn được thể hiện trong bảng:

Bảng 4.12: Tổng lượng phế thải đồng ruộng xã Phúc Sơn

STT Loại phế thải Tổng lượng

(tấn/năm)

Tỷ lệ (%)

1 Phế thải hữu cơ 1646,40 99,977

2 Phế thải vô cơ 0,37 0,023

Tổng 1646,77 100

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2014)

Tổng lượng phế thải đồng ruộng sinh ra năm 2014 tại xã là 1646,77 tấn/năm. Trong đó phế thải hữu cơ chiếm tới 1646,40 tấn/năm (99,977%) còn phế thải vô cơ chỉ chiếm 0,37 tấn/năm (0,023%). Mặc dù lượng phế thải vô cơ là vô cùng nhỏ bé so với lượng phế thải hữu cơ nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến môi trường do thời gian phân hủy rất lâu, chúng tồn tại trong môi trường đất, nước rất nhiều năm, tích tụ và tăng dần khối lượng theo thời gian. Vì vậy, cả hai loại phế thải này đều cần sự quan tâm kịp thời của cán bộ xã cũng như người dân trong xã.

ơ

Hình 4.3: Vỏ bao bì, lọ thuốc trừ sâu người dân vứt bừa bãi

4.2.3. Thành phần phế thải đồng ruộng

Phế thải đồng ruộng tại xã Phúc Sơn được chia thành 2 nhóm chính: phế thải vô cơ và phế thải hữu cơ. Vô cơ là vỏ bao bì, chai lọ chứa thuốc BVTV... Hữu cơ là rơm rạ, thân ngô, lạc…

Thành phần phế thải đồng ruộng qua các năm 2011 đến 2013 của xã Phúc Sơn được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.13: Thành phần phế thải đồng ruộng xã Phúc Sơn giai đoạn 2011 - 2013

Năm Hữu cơ (%) Vô cơ (%)

2011 99,991 0,009

2012 99,984 0,016

2013 99,977 0,023

(Nguồn: UBND xã Phúc Sơn)

Qua bảng trên cho thấy từ năm 2011 đến năm 2013 có sự biến động giữa thành phần phế thải hữu cơ và vô cơ. Thành phần phế thải hữu cơ có xu hướng

giảm dần và thành phần phế thải vô cơ có xu hướng tăng dần. Năm 2013 thành phần phế thải hữu cơ ít hơn so với năm 2012 là 0,007%, ít hơn năm 2011 là 0,014% và ngược lại. % phế thải hữu cơ và phế thải vô cơ có sự biến động giữa các năm vì giữa các năm thời tiết có sự khác nhau đáng kể dẫn đến thiên tai, dịch bệnh là khác nhau. Ví dụ: trong đợt rét đậm rét hại kéo dài từ 10/01 đến 06/02/2013 làm xuất hiện hiện tượng ngô, lạc bị thối hạt (không nảy mầm được) nên người dân dùng nhiều thuốc kích thích sinh trưởng đã làm phát sinh nhiều phế thải vô cơ.

Qua phiếu điều tra nông hộ, dự báo được lượng phế thải đồng ruộng của xã Phúc Sơn năm 2014 như sau:

Bảng 4.14: Dự báo thành phần phế thải đồng ruộng xã Phúc Sơn năm 2014 STT Thànhphần Loại câytrồng Lượng phát sinh (tấn/năm) Tổng khối lượng phát sinh (tấn/năm) Tỷ lệ (%) 1 Hữu cơ Lúa (vụ mùa) 674,55 1646,40 99,977 Lạc (vụ xuân) 434,39 Ngô 497,14 Khoai, sắn 11,29 Các loại rau 0,65 Cây khác 28,38 2 Vô cơ Lúa (vụ mùa) 0,170 0,373 0,023 Lạc (vụ xuân) 0,110 Ngô 0,070 Khoai, sắn 0,003 Các loại rau 0,001 Cây khác 0,019 Tổng 1646,77 100

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2014)

Từ bảng trên dễ dàng nhận thấy thành phần phế thải hữu cơ và vô cơ đồng ruộng năm 2014 được dự báo không có gì thay đổi so với năm 2013 với tổng lượng phế thải đồng ruộng sinh ra năm 2014 tại xã là 1646,77 tấn/năm. Trong đó phế thải hữu cơ chiếm tới 1646,40 tấn/năm (99,977%) còn phế thải vô cơ chỉ chiếm 0,37 tấn/năm (0,023%). Cả hai loại phế thải đồng ruộng này đều rất cần sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như người dân chung tay quản lý và xử lý thật tốt.

4.2.4. Kết quả điều tra các hình thức xử lý phế thải đồng ruộng

Sau khi tiến hành điều tra 94 hộ dân tại xã Phúc Sơn về hình thức xử lý phế thải đồng ruộng thu được bảng sau:

Bảng 4.15: Kết quả điều tra các hình thức xử lý phế thải đồng ruộng Loại phế thải Hình thức sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Hữu cơ Đốt 29 30,85 Vứt trực tiếp ngoài đồng ruộng, bờ ruộng mương

15 15,96

Làm thức ăn gia súc 42 44,68

Ủ 8 8,51

Vô cơ Vứt trực tiếp ra bờ mương nước, bờ ruộng

94 100

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2014)

Qua kết quả phiếu điều tra của 94 hộ dân thấy rằng xã Phúc Sơn có nhiều hình thức xử lý phế thải đồng ruộng sau khi thu hoạch (đốt, ủ, làm thức ăn gia súc hay vùi trực tiếp vào đồng ruộng), trong đó phương pháp làm thức ăn gia súc đặc biệt là rơm rạ được người dân áp dụng nhiều nhất với 44,68% (trong tổng số 94 hộ). Sở dĩ như vậy là vì đa số các gia đình trong xã đều chăn nuôi gia súc mà vào mùa đông trời lạnh buốt cỏ không phát triển được bắt buộc phải để rơm rạ làm thức ăn cho gia súc.

Tiếp theo là biện pháp đốt với 30,85%, biện pháp này cũng được sử dụng khá nhiều vì đốt là biện pháp xử lý nhanh nhất và tiết kiệm sức lao động. Sau khi đốt người dân có thể tận dụng tro để bón cho cây trồng hoặc vào mục đích khác. Sở dĩ ở xã Phúc Sơn nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Chiêm Hóa nói chung thì phế thải hữu cơ đồng ruộng được dùng làm thức ăn gia súc nhiều hơn so với các địa phương khác vì ở xã Phúc Sơn các hộ gia đình đều có nuôi gia súc nên lượng phế thải hữu cơ được đa số người dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc.

Ủ là biện pháp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (8,51%). Biện pháp này ít được sử dụng do đa số các hộ cho rằng ủ phân mất nhiều thời gian và công sức mà chất lượng phân ủ chưa cao nên hiện nay người dân vẫn chủ yếu dùng phân bón hóa học vừa tiết kiệm thời gian mà lại tiết kiệm được thời gian và vẫn đạt được năng suất trong trồng trọt.

Hình 4.4: Rơm rạ sau khi thu hoạch bỏ lại trên bờ ruộng, bờ mương

Hình 4.5: Rơm rạ được đốt ngay trên mặt ruộng

Ngoài phế thải hữu cơ thì phế thải vô cơ là một phần không kém phần quan trọng vì nó rất khó phân hủy mà lại mang tính nguy hại cao, trong khi đó tất cả 94 hộ dân đều chưa xử lý loại phế thải này mà vứt bừa bãi ra bờ ruộng, bờ mương nước. Vì vậy cần có sự tham gia của chính quyền địa phương đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

4.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom và xử lý phế thải đồng ruộng tại xã Phúc Sơn

Xã Phúc Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 9090,85 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 8589,23 ha. Việc sản xuất đại trả theo mùa giúp thu gom và xử lý phế thải được dễ dàng.

Hiện nay, đường đồng, đường làng đã khá hoàn chỉnh là điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển phế thải đồng ruộng sau khi thu

Một phần của tài liệu Điều tra lượng phế thải đồng ruộng và đề xuất một số giải pháp xử lý tại xã phúc sơn- huyện chiêm hóa- tỉnh tuyên quang (Trang 42 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w