Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Điều tra lượng phế thải đồng ruộng và đề xuất một số giải pháp xử lý tại xã phúc sơn- huyện chiêm hóa- tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 55)

Thống kê mô tả số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế xã hội, tình hình quy hoạch và sử dụng đất đai hiện tại của xã;

Thống kê mô tả phế thải đồng ruộng/vụ, xử lý số liệu thu thập được trên phần mềm Excel, phần mềm thống kê SPSS.

3.4.6. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của TS. Đinh Hồng Duyên, các cán bộ địa phương đặc biệt là các cán bộ liên quan đến nông nghiệp và môi trường về vấn đề quản lý, xử lý phế thải đồng ruộng tại địa phương nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của xã Phúc Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phúc Sơn là xã vùng cao thuộc huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang, xã được hình thành từ hai xã Kim Sơn và Phúc Hậu hợp nhất lại, cách huyện lỵ Chiêm Hoá khoảng 25km về phía bắc có vị trí địa lý từ 20′1750'' đến 22'1750'' vĩ độ Bắc từ 105' 0650'' đến 105'1258'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp Minh Quang. - Phía Nam giáp xã Hùng Mỹ. - Phía Tây giáp xã Tân Mỹ. - Phía Đông giáp hyện Nà Hang.

Xã Phúc Sơn có tổng diện tích tự nhiên là 9090,85 ha, được chia thành 9 thôn bản có trục đường tỉnh lộ 188 đi qua sau đó nhập vào quốc lộ 279 tại thôn Phiêng Tạ theo về hướng Bắc. Có con suối bắt nguồn từ thác Lũng Chiêng và Bó Pạu tại thôn Kim Minh chạy dọc theo hướng Đông Nam, Tây Bắc và có suối Ngoạng bắt nguồn từ hang Mỏ Ngoạng chảy theo đường Đông Tây, sau đó hợp thuỷ thành suối Luông tại thôn Bản Chỏn và cùng chảy về Minh Quang ra xã Tân Mỹ.

Hình 4.1: Vị trí xã Phúc Sơn – huyện Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang

b. Địa hình

Địa hình của xã Phúc Sơn khá đặc biệt hai bên là hai dãy núi cao thẳng đứng tạo thành thung lũng rộng đan xen chân đồi lật úp, đất đai màu mỡ thích nghi với nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây lấy hạt và quả, củ, đây là tiềm năng to lớn của địa phương.

c. Khí hậu và thiên nhiên

Phúc Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới được phân chia thành hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 thường có nhiều mưa và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 mùa này thường xảy ra lũ lụt. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc và sương muối. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,70C. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 18 – 190C, tháng lạnh nhất là tháng 1, tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình

là 290C, tháng nóng nhất là tháng 7. Lượng mưa trung bình hàng năm khá ổn định từ 1500mm – 1750mm độ ẩm trung bình thường đạt 84 %. Gió: thời tiết xuân hè có gió nồm từ phía Nam, từ cuối thu và mùa đông chỉ ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

Về thuỷ văn có con suối nhỏ chảy từ thôn Kim Minh đến thôn Bản Chỏn và suối mỏ Ngoạng, ngoài ra còn có các khe lạch, ao, hồ, mà điển hình là hồ Noong Mò, hồ Đèo Lai và ao Nong Phia là nguồn sinh thuỷ tưới tiêu chủ yếu cho số diện tích canh tác của địa phương, đồng thời kết hợp với chăn nuôi thuỷ sản.

Điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ban tặng cho Phúc Sơn rất nhiều lợi thế, ngoài diện tích đất nông nghiệp màu mỡ phì nhiêu gần 1000 ha. Phúc Sơn có trên 7000 ha diện tích rừng tự nhiên phong phú với đặc điểm địa chất của các dãy núi đá vôi ở phía đông đã tạo ra những hang động tự nhiên kỳ thú như Mỏ Ngoạng hay Thăm Hốc và những thác nước đã tạo ra vẻ đẹp hoang sơ kỳ thú, như thác Lũng Chiêng, thác Pác Mo.

Tài nguyên rừng có nhiều lâm thổ sản quý nhiều các loại gỗ như: Đinh, Sến, Trai, Trò, Chỉ, Dổi… các loại thú quý như: Gấu, Nhím, Hương, Tê Tê, Vọc múi hếch, Chăn mắc võng, Rắn hổ mang, ở dãy núi phía tây từ đỉnh Đèo Lai đến núi voi.

Về nguồn tài nguyên cũng vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản (quặng mangan..). Dưới chân các dãy núi cao đã tạo ra các loại đất bằng tự nhiên như bãi Khuôn Luồng, Lũng Chỏn, Cốc Cuồng, Phiêng Tạ, Tầng, Chao với diện tích khoảng 100 ha tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng như: Lạc, Ngô, Sắn, Mía và cũng là động lực cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hoá của các hộ gia đình, với điều kiện tự nhiên nêu trên đã tạo ra tiềm năng lợi thế phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

d. Đất đai

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Phúc Sơn năm 2012

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 9090,85 100,00

1 Đất nông nghiệp 8589,23 94,48

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 967,60 11,27

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 572,27 59,14 1.1.1. 1 Lúa và lạc 350,6 61,16 1.1.1. 2 Ngô 190,5 33,30 1.1.1. 3 Sắn 6,58 1,15 1.1.1. 4 Rau màu 2 0,35 1.1.1. 5 Cây khác 22,59 3,95

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 395,33 40,86

1.2 Đất lâm nghiệp 7207,48 88,52

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 18,82 0,22

2 Đất phi nông nghiệp 410,79 4,52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Đất ở 60,90 14,83

2.2 Đất chuyên dùng 225,91 54,99

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,45 1,32

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dụng

118,53 28,85

3 Đất chưa sử dụng 90,83 1,00

(Nguồn UBND xã Phúc Sơn)

Qua bảng cho thấy xã Phúc Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 9090,85 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất với 8589,23 ha chiếm 94,48% so với tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 410,79 ha chiếm 4,52% so với tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất bằng chưa sử dụng khá thấp với 90,83 ha chiếm 1,00% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 967,60 ha, trong đó diện tích cây hàng năm là 572,27 ha chiếm 59,14% so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm sẽ có một lượng lớn phế thải nông nghiệp được thải ra môi trường.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Điều kiện kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2013

Việc thay đổi cơ cấu kinh tế giữa các ngành của xã diễn ra vẫn còn chưa nhanh. Hiện nay cơ cấu ngành của xã là: sản xuất nông nghiệp chiếm 72% và ngành nghề dịch vụ chiếm 28%.

Như vậy tỷ trọng ngành nông nghiệp gấp đôi tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, nguồn thu chủ yếu của người dân vẫn là từ các sản phẩm nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp

Đầu năm 2013 rét đậm rét hại kéo dài liên tục từ 10/01 đến 06/02/2013 giai đoạn lạc sinh trưởng, lượng mưa thấp cùng với điều tiết thủy nông chưa hợp lý phần nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lạc.

Sản xuất nông nghiệp của xã Phúc Sơn là ngành mang lại thu nhập chính cho người dân. Tổng sản lượng lương thực năm 2013 đạt 4070,6 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 574kg/người/năm. Ngoài ra trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn có nhiều loại cây trồng khác như: lạc, ngô, sắn, rau đậu các loại… cũng tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn.

Theo thống kê của HTX nông- lâm nghiệp Phúc Sơn năm 2013: Tổng diện tích gieo trồng đạt: 378,68 ha trong đó diện tích lúa và lạc là 350,6 ha (vụ xuân trồng lạc, vụ mùa trồng lúa), ngô 190,5 ha. Ngoài ra diện tích trồng sắn là 6,58 ha, các loại rau là 2 ha và các cây khác là 22,59 ha. Các giống lúa

mà người dân trong xã thường sử dụng trong gieo trồng là: Khang dân, thơm, Thái Bình… Theo thống kê thì giống lúa Khang dân có năng suất cao hơn cả (48,1 tạ/ha) nên được người dân sử dụng nhiều.

Tình hình chăn nuôi

Ngoài trồng trọt người dân trong xã còn chăn nuôi các loại gia súc và gia cầm, theo thống kê của UBND xã Phúc Sơn thì số lượng gia súc, gia cầm được nuôi trong xã thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2: Số lượng gia súc, gia cầm xã Phúc Sơn

STT Loài vật Số lượng (con)

1 Lợn Lợn náiLợn thịt 300950 2 Gia cầm GàNgan, vịt 35006000 3 Trâu, bò 530 Tổng 11280

(Nguồn: UBND xã Phúc Sơn)

Qua bảng trên ta thấy, tình hình chăn nuôi của xã khá phát triển với tổng số lượng gia súc, gia cầm lên tới 11280 con. Với tổng đàn gia súc, gia cầm như vậy sẽ thải ra môi trường một số lượng lớn chất thải hữu cơ. Nếu lượng chất thải này không được sử dụng đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày của người dân.

b. Điều kiện xã hội

Dân số

Dân số toàn xã năm 2013 có 7097 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,72% với tổng số hộ là 1682 hộ phân bố trong 9 thôn như sau:

Bảng 4.3: Tổng hợp dân số các thôn của xã năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khun Xúm 135 675 Kim Minh 142 710 Bản Lai 205 820 Bản Cậu 230 920 Nà Pết 187 748 Phia Lài 256 1024 Bản Chúa 198 792 Bản Chỏn 161 644 Bản Câm 168 764 Tổng 1682 7097

(Nguồn: UBND xã Phúc Sơn)

Mật độ dân số phân bố không đều, thôn đông nhất là thôn Phia Lài có 256 hộ với 1024 nhân khẩu. Điều này được giải thích là do vị trí của các thôn trong xã là khác nhau, thôn Phia Lài có vị trí thuận lợi cho việc mua bán, có trụ sở UBND đặt ở trong địa bàn thôn nên tập trung nhiều dân cư, thôn Khun Xúm ở xa vị trí trung tâm của xã, đường đi xa xôi nên ít tập trung hơn.

Giáo dục

Trong địa bàn xã có 1 nhà trẻ trung tâm và 5 nhà trẻ nhỏ đặt tại 5 thôn trong đó nhà trẻ trung tâm đặt tại thôn Phia Lài. Hiện nay, tại các trường đều được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu dạy và học.

Y tế

Xã có 1 trạm y tế tại thôn Phia Lài với diện tích 500m2 và 1 đa khoa tại thôn Bản Cậu với diện tích 1800 m2. Trạm y tế và đa khoa xã được xây dựng kiên cố có đủ phòng khám, phòng điều trị, phòng sản…

Công trình giao thông

Phúc Sơn có 45,7 ha đất các đường giao thông cả trong khu dân cư và ngoài đồng. Những năm gần đây Phúc Sơn đã thu hút được nhiều dự án đầu tư cũng như sự đóng góp của người dân vào việc nâng cấp đường giao thông như dải bê tông đường làng, đường đồng. Nhìn chung hệ thống giao thông đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của người dân. Tuy nhiên ở một số

khu ruộng đồng việc đi lại vẫn còn gặp khó khăn do hệ thống giao thông quy hoạch chưa hoàn chỉnh.

Hệ thống thủy lợi

Phúc Sơn có 35,67 ha đất thủy lợi. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi cả tưới và tiêu đều chưa đảm bảo kịp thời cho việc tưới nước vào mùa khô, thoát nước vào mùa mưa do hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh.

Hệ thống điện

Toàn xã có 6 trạm điện với tổng dung lượng là 158KVA. Có hệ thống đường hạ thế đến từng ngõ, xóm hiện đại đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của địa phương trong sản xuất và sinh hoạt.

4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Phúc Sơn

4.1.3.1. Những thuận lợi

- Phúc Sơn là xã có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường tương đối thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt có các tuyến đường trọng điểm tỉnh lộ 188, quốc lộ 279 chạy qua tạo điều kiện phát triển kinh doanh dịch vụ buôn bán và giao lưu hàng hóa dễ dàng đối với các xã khác trong huyện.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng về vật nuôi, cây trồng cho năng suất, sản lượng cao. Đảm bảo diện tích trồng trọt cho nhân dân.

- Xã có nguồn lao động dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó lao động trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

- Đội ngũ cán bộ UBND, Đảng bộ xã có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

4.1.3.2. Những khó khăn

- Địa hình đồng ruộng không bằng phẳng nên rất khó khăn trong việc thâm canh tăng vụ. Công tác dồn điền đổi thửa khó có thể thực hiện được, sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng

dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chưa tạo được khối lượng nông sản đủ lớn thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến tại địa phương.

- Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp còn chậm. Lúa và lạc đang là 2 cây trồng chiếm ưu thế, tuy nhiên giá trị sản xuất trên 1 ha còn thấp. Cần khắc phục thiên tai mưa bão, hạn hán trong sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn dao động dồi dào nhưng trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế, hầu hết nhân lực của xã chưa được đào tạo. Cần tạo thêm việc làm cho lao động ở địa phương những lúc nông nhàn.

- Do điều kiện địa phương đang trong giai đoạn đẩy mạng phát triển toàn diện kinh phí đầu tư cho các ngành còn hạn hẹp, do đó chất lượng phục vụ các công tình cũng như của các dự án còn chưa cao và chưa đủ. Những năm tới cần được quan tâm đầu tư của các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương.

4.2. Hiện trạng phế thải đồng ruộng của xã Phúc Sơn

4.2.1. Nguồn phát sinh phế thải đồng ruộng

Xã Phúc Sơn là một địa phương mà nghề nông đóng góp tới 72% tổng giá trị sản xuất. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp được người dân sử dụng để canh tác lúa, lạc, ngô, sắn.

Theo thống kê của HTX Nông- lâm nghiệp Phúc Sơn năm 2013: Tổng diện tích gieo trồng đạt: 541,1 ha trong đó diện tích lúa và lạc là 350,60 ha (vụ xuân trồng lạc, vụ mùa trồng lúa), ngô 190,50 ha. Ngoài ra diện tích trồng sắn là 6,58 ha, các loại rau là 2 ha và các cây khác (đậu tương, khoai tây, mía...) là 22,59 ha. Tuy nhiên, vào những thời điểm khác nhau trong năm thì nguồn phát sinh phế thải cũng là khác nhau. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4: Nguồn phát sinh phế thải đồng ruộng qua từng thời kỳ trong năm

STT Thời gian Loại cây

trồng Giống cây trồng

Diện tích trồng (ha)

1 Từ tháng 1 đến cuối tháng 5 Lạc TB25 175,30 Ngô LVN99 80,53 Khoai, Sắn

Giống địa phương 6,58 Các loại rau Rau đay, mùng tơi,

rau muống...

0,50 Cây khác Đậu tương,

khoai tây 8,79 2 Từ tháng 6 đến cuối tháng 9 Lúa Thái Bình 175,30 Ngô LVN99 109,97

Các loại rau Rau ngót, rau đay 0,60 Cây khác Đậu tương,

khoai tây

10,8

3

Từ tháng 10 đến tháng 12

Rau màu Bắp cải, su hào... 0,90

Cây khác Đậu tương 3

(Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ 2014)

Nguồn gốc phát sinh phế thải đồng ruộng xã Phúc Sơn được thể hiện qua hình 4.2:

Hình 4.2: Nguốc gốc phát sinh phế thải đồng ruộng xã Phúc Sơn

4.2.2. Khối lượng phế thải đồng ruộng

Sử dụng phiếu điều tra nông hộ và trực tiếp đi khảo sát điều tra 94 hộ nông dân về diện tích canh tác, chủng loại, lượng tàn dư thực vật (ước lượng) thu hoạch được bảng:

Khác (đậu tương, khoai tây) Rau màu Lạc Khoai, sắn Ngô Lúa Phế thải đồng ruộng

Bảng 4.5: Kết quả điều tra khối lượng phế thải hữu cơ đồng ruộng của 94 hộ dân xã Phúc Sơn Các loại cây trồng Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn/năm) Tổng phế thải đồng ruộng (tấn/năm) Tỉ lệ (%) Lúa (vụ mùa) 9,79 4,81 47,10 37,68 41,48 Lạc (vụ xuân) 9,79 3,54 34,66 24,26 26,71 Ngô 10,17 3,07 31,22 26,54 29,22 Khoai, sắn 0,43 2,01 0,86 0,73 0,80 Các loại rau 0,11 0,81 0,09 0,04 0,04 Cây khác (đậu tương...) 1,26 1,57 1,98 1,58 1,74 Tổng 30,29 90,83 100

Một phần của tài liệu Điều tra lượng phế thải đồng ruộng và đề xuất một số giải pháp xử lý tại xã phúc sơn- huyện chiêm hóa- tỉnh tuyên quang (Trang 29 - 55)