KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Khả năng phân giải tinh bột
Kết quả xác định khả năng phân giải tinh bột được trình bày ở bảng 4.5
Bảng 4.5: Khả năng phân giải tinh bột qua thời gian bảo quản giữ giống
Chủn g
Đường kính vòng phân giải tinh bột (Dmm)
0 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày
48h Tốc độ 48h Tốc độ 48h Tốc độ 48h Tốc độ Bs 4.5 ++ 4 ++ 3.6 ++ 3 ++ Bm 3 ++ 1.4 ++ 1.6 ++ 1.8 ++ Bp 2 + 0 - 0 - 0 - Bli 5 + 4.5 + 5 + 3.9 + Bc 3 ++ 0 - 0 - 0 - Chú thích:
+++ : Đường kính vòng phân giải xuất hiện giải sau 12-24h nuôi cấy ++ : Xuất hiện vòng phân giải sau 24-48h nuôi cấy
+ : Xuất hiện vòng phân giải sau ≥48h nuôi cấy
Kết quả cho thấy:
Tất cả các chủng giống chọn lọc đều có hoạt tính phân giải tinh bột nhưng tốc độ phân giải chậm. Vòng phân giải xuất hiện từ 2-3 ngày nuôi cấy. Khả năng phân giải tinh bột mạnh nhất ở chủng Bli, đường kính vòng phân giải xuất hiện sau 24h nuôi cấy là 5mm. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản giữ giống, hoạt tính enzyme amylase đã bị suy giảm rõ rệt ở hầu hết các chủng kiểm tra. Điển hình, chủng Bp và Bc đã không còn khả năng phân giải tinh bột. Ba chủng còn lại là Bs, Bli và Bm đường kính vòng phân giải đều giảm so với ban đầu trước khi bảo quản.
Như vậy, phương pháp giữ giống vi khuẩn Bacillus trên môi trường thạch và bảo quản ở 4oC đã có ảnh hưởng tới đặc tính phân giải tinh bột của các chủng vi khuẩn Bacillus. Ở tất cả các chủng kiểm tra, đặc tính phân giải tinh bột đã bị suy giảm hoặc mất đi sau 90 ngày bảo quản. Nếu thời gian bảo quản kéo dài hơn và cấy truyền nhiều đời hơn thì hoạt tính của enzyme amylase sẽ có khả năng mất đi hoàn toàn.
Vòng phân giải tinh bột của chủng Bs sau 90 ngày bảo quản
Phân giải tinh bột âm tính của chủng Bc sau 90 ngày bảo quản
Hình 4.3: Khả năng phân giải tinh bột của một số chủng Bacillus