CỦA NHÀ MÁY.
II.2.1. Quá trình khử nước.
Chủ yếu xảy ra trong tháp hấp phụ V-06, gồm 2 tháp giống nhau, một vận hành và một tái sinh hoặc standby. Tháp có chức năng hấp phụ sâu hơi nước bão hòa tồn tại trong khí HC.
Trước khi vào tháp hấp phụ, khí từ Slug Catcher được chuyển đến bình tách V-08 để tách loại 99 % các HC lỏng, nước tự do, dầu bôi trơn và các vật rắn có trong khí để bảo vệ lớp rây phân tử chất hấp phụ ( trừ chế độ AMF
là không có tháp V-06). Khí vào tháp hấp phụ qua 3 lớp: lớp trên cùng là nhôm hoạt tính để tách nước thô vì giá thành thấp, khả năng hút nước cao, khó bị làm bẩn, bảo vệ lớp rây phân tử và dễ tái sinh. Lớp thứ hai là rây phân tử zeolit có tác dụng loại bỏ hoàn toàn nước đạt nhiệt độ điểm sương của nước trong HC là -75 0C ở 34,5 bar. Lớp cuối cùng là đệm caremic, là những viên tròn có tác dụng giảm trở lực của dòng khí, bảo vệ tháp. Sau đó khí sẽ vào F-01A/B để loại bỏ bụi bẩn sau khi ra khỏi tháp hấp phụ. Chất hấp phụ sẽ bão hòa hơi nước sau 8 giờ làm việc.
Thiết bị báo chênh áp PDIA- 0401 được lắp đặt để kiểm soát chênh áp qua V-08, không vượt quá 0,5 bar, nếu quá sẽ kích hoạt cảnh báo. Ngoài ra đèn báo chênh áp DPA-0503A/B được lắp đặt trên F- 01A/B sẽ kích hoạt khí chênh áp lớn hơn 0,1 bar. II.2.2. Quá trình tái sinh chất hấp phụ.
Sau 8 giờ hoạt
động ở điều kiện 29oC và 109 bar thì chất hấp phụ bão hòa hơi nước, do dó cần được tái sinh.
a. Chuyển tháp hấp phụ.
Tháp hấp phụ sau khi tái sinh để standby hoặc đưa vào vận hành song song với tháp đang hấp phụ. Trong thời gian ngắn, hai tháp hấp phụ được vận hành song song với mục đích : giảm thiểu sự thay đổi thành phần khí, tránh dòng bị gián đoạn. Sau đó, tháp hấp phụ tái sinh được cô lập.
b. Giảm áp.
Tháp hấp phụ sau khi được cô lập, sẽ giảm áp từ 109 bar xuống áp suất khí tái sinh (35 bar ở chế độ GPP, 38 bar ở chế độ MF). Lưu lượng giảm áp được giới hạn bởi lỗ khống chế lưu lượng để đạt thời gian giảm áp trên 30 phút. Trong quá trình giảm áp sẽ có sự giảm nhiệt độ và ngưng tụ của khí tự nhiên.
Nước được loại bỏ từ chất hấp phụ bằng cách sử dụng dòng khí tái sinh trích từ đầu vào phần nén của CC-01. Dòng khí tái sinh (12.500 kg/h, 47 bar ở chế độ MF; 11.500 kg/h, 34 bar ở chế độ GPP) được hồi lưu hoàn toàn bằng một trong hai máy nén khí tái sinh K-04 A/B và được gia nhiệt bằng thiết bị trao đổi nhiệt E-18 đến nhiệt độ 230oC. Dòng khí tái sinh đi ngược chiều với tháp hấp phụ. Quá trình tái sinh được kiểm soát bằng 3 chỉ báo nhiệt độ được lắp đặt trên tháp (TI-0551A/B, 0552A/B, 0553A/B) và nhiệt độ ra của dòng tái sinh (TI-0512). Dòng khí tái sinh nóng bao gồm cả nước bị hấp thụ được làm lạnh bằng quạt làm mát E-15 và quay về đầu hút của CC-01 để nâng áp rồi dẫn ra dòng khí thương phẩm, còn nước bị ngưng tụ và tách bằng V-07.
d. Làm lạnh.
Chất hấp phụ được làm lạnh bằng dòng khí tái sinh, nhưng không sử dụng thiết bị gia nhiệt E-18. Chất hấp phụ sẽ được làm lạnh đến khoảng 25oC hoặc trong khoảng 5oC so với nhiệt độ khí tự nhiên. Và cũng được kiểm soát bằng các chỉ báo nhiệt độ gắn trên thân tháp và nhiệt độ đầu ra của khí tái sinh ( TI-0502).
e. Nâng áp.
Tháp hấp phụ được nâng áp bằng dòng khí tự nhiên khi được làm khô (109 bar, 37oC). Lưu lượng khí nâng áp được giới hạn bằng lỗ hạn chế (RO) để khống chế thời gian nâng áp là 30 phút. Giống như quá trình giảm áp, sẽ có ngưng tụ lỏng, hydrocacbon lỏng sẽ tích tụ trong đường ống công nghệ.
f. Dự phòng.
Tháp hấp phụ sẽ được duy trì ở áp suất tự nhiên 109 bar bằng đường nâng áp. Trong thời gian này các hydrocacbon lỏng sẽ bay hơi do nhiệt độ môi trường.
Máy nén khí tái sinh K-04A/B sẽ chạy 100 % thời gian. Trong quá trình giảm áp và nâng áp, khí tái sinh sẽ bypass qua tháp hấp phụ bằng đường bypass. Theo thiết kế, dòng khí nguyên liệu qua thiết bị hấp phụ bão hoà hơi nước (0,06 %); tuy nhiên thiết bị xử lý nước bằng glycol ở offshore đã giảm hàm lượng nước đến 7 lb/MMSCFD (0,015 %). Do đó, thời gian hấp phụ của tháp hấp phụ có thể kéo dài, trong trường hợp này có thể dừng K-04.