TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠTCHO KHU DÂN CƯ TÂN QUY ĐÔNG
5.2.3. Thuyết minh
- Song chắn rác
Nước thải từ hệ thống thoát nước của khu dân cư chảy trọng lực vào hệ thống qua song chắn rác tại đây những vật lạ đi vào hệ thống được chặn lại, thiết bị cào rác tự động cào và gait rác liên tục vào thùng chứa
- Mương lắng cát
Sau khi qua song chắn rác những vật có kích thước lớn được giữ lại, trong nước thải chỉ còn cặn lơ lửng và một lượng cát chảy vào mương lắng cát. Tại đây với chiều dài của mương và những bẫy bắt giữ, cát và những cặn có đường kính lớn được giữ lại. Lượng cát lắng được thu bằng hệ thống gạt cát cơ khí và được hút đến sân phơi cát. Nước thải từ mương lắng cát được chảy trọng lực vào hố thu gom.
- Hố thu gom nước thải
Hố thu gom là nơi tập trung nước thải và có tác dụng đảm bảo lượng nước tối thiểu cho bơm hoạt động liên tục.
- Bể điều hòa
Nước thải sau khi tập trung ở hố thu được bơm vào bể điều hòa, bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và chất lượng dòng vào. Hệ thống sục khí hoạt động liên tục để điều hòa chất lượng nước thải. Bơm chìm được sử dụng vận chuyển nước thải đến bể lọc sinh học. Ngoài ra bể này còn có vai trò chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để bảo trì hoặc sửa chữa. Trước khi vào bể này, pH của nước thải được điều chỉnh bằng NaOH và HCl. NaOH và HCl được cấp vào bởi bơm định lượng và hoạt động dựa trên tín hiệu nhận được từ đầu điều khiển pH đặt trong bể. pH của nước thải được điều chỉnh đến khoảng pH phù hợp để vào bể lọc sinh học. Thông thường khoảng pH làm việc tốt nhất được điều chỉnh đến khoảng từ pH = 6.5 đến pH = 7.6
- Bể lọc sinh học có lớp vật liệu ngập trong nước
Nước thải được đưa vào bể lọc sinh học bằng bơm chìm tại bể điều hòa và được phân bố đều khắp bể, tạo khả năng cho vi sinh vật bám dính tiếp nhận thức ăn cách tốt nhất. Song song đó là quá trình cung cấp lượng oxy cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật bám dính. Bể lọc sinh học có nhiệm vụ xử lý hợp chất hữu cơ hòa tan bằng vi sinh vật hiếu khí và hàm lượng cặn lơ lửng. Nước thải sau khi qua bể lọc sinh học được chảy tràn qua bể lắng đợt II.
- Bể lắng II
Bể lắng đợt II có nhiệm vụ lắng những cặn lơ lửng và xác vi sinh vật bám dính. Phần nước trong được chảy tràn qua bể khử trùng, phần cặn lắng được xả vào sân phơi bùn.
- Bể khử trùng
Sau khi qua bể lắng đợt II, nước thải đã được kiểm soát các chỉ tiêu hóa, lý và giảm được phần lớn các vi sinh vật gay bệnh có trong nước thải. Tuy nhiên vẫn chưa an toàn cho nguồn tiếp nhận. Do đó cần phải khử trùng bằng một lượng clorine thích hợp trước khi xả thải. Bể khử trùng có nhiệm vụ hòa trộn hóa chất khử trùng với nước thải, tạo điều kiện tiếp xúc và thời gian đủ để oxy hóa các tế bào vi sinh vật.
- Sân phơi bùn
Sân phơi bùn có nhiệm vụ tiếp nhận lượng cát từ mương lắng cát và lượng bùn từ bể lắng đợt II. Tại đây bùn được phơi khô trước khi đưa đi xử lý.
B s
5.2.4. Tính toán