Định hƣớng của hoạt động giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu khủng hoảng tài chính mỹ và vấn đề giám sát hệ thống tài chính ngân hàng tại việt nam (Trang 64 - 65)

1. Định hƣớng của hoạt động giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam. tại Việt Nam.

Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và sự gia tăng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế tạo ra xu hướng tất yếu của thời đại. Quá trình này đã và đang có ảnh hưởng lớn tới tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế của các nước, nhất là các nước đang phát triển và tài chính - ngân hàng là một hoạt động dịch vụ có hàm lượng chất xám cao sẽ đặc biệt chịu tác động. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá mang lại cho hệ thống ngân hàng nhiều lợi ích, nhưng cũng không ít những thách thức. Thách thức rõ nhất là cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Đồng thời, rủi ro của thị trường đối với các hoạt động ngân hàng ngày càng tăng, bởi mối quan hệ nhạy cảm của thị trường trong nước với những cú sốc ngoài ý muốn của thị trường quốc tế ngày càng tăng. Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO - đỉnh cao của hội nhập kinh tế quốc tế, những thách thức nêu trên là không tránh khỏi đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Trong tình hình này, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là làm thế nào để cho các NHTM Việt Nam với qui mô, mức độ phát triển còn nhiều hạn chế và còn khoảng cách xa với các NH trong khu vực đứng vững và phát triển trong bối cảnh hội nhập.

Những thay đổi về môi trường hoạt động tài chính tất yếu dẫn tới yêu cầu cần đổi mới cơ quan giám sát hệ thống tài chính - ngân hàng để theo kịp

http://svnckh.com.vn 61 sự phát triển của hệ thống tài chính - ngân hàng và bảo đảm quản lý, giám sát hữu hiệu các định chế tài chính. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn chủ chốt trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, đồng thời phối hợp chặt chẽ với bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát toàn bộ hệ thống tài chính… Trên cơ sở bộ máy Thanh tra Ngân hàng Nhà nước hiện có, xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thành lập Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở bộ máy Thanh tra Ngân hàng Nhà nước hiện nay… Mục tiêu và trách nhiệm chính của Cơ quan Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước là góp phần bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng và chấp hành nghiêm minh pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo vệ lợi ích của công chúng”…

Tựu chung lại, định hướng của hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng là cải tổ và hoàn thiện bộ máy giám sát, đảm bảo các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, môi trường vĩ mô, cơ cấu định chế luật pháp và thị trường để chống đỡ với các cú sốc bên trong (như sự thay đổi không mong muốn về cầu tiền, đầu tư và tiết kiệm trong dân chúng, sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng), cũng như những cú sốc bên ngoài (khủng hoảng kinh tế, chiến tranh..). Cơ quan giám sát phải cập nhật tốt thông tin về rủi ro và có khả năng để hành động nhanh để giải quyết các sự kiện đe dọa đến sự ổn định của hệ thống vì mục tiêu tăng cường ổn định tài chính trong dài hạn.

Một phần của tài liệu khủng hoảng tài chính mỹ và vấn đề giám sát hệ thống tài chính ngân hàng tại việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)