2. Thực trạng hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam hiện nay.
2.2.2. Những mặt hạn chế.
Trong hệ thống tài chính của Việt Nam, công cụ điều tiết và giám sát chủ yếu là cấp phép. Theo đó, các tổ chức tài chính phải được cấp phép và hoạt động theo giấy phép. Cấp phép đem lại một số rào cản trong việc tham gia thị trường của các định chế tài chính tại Việt Nam thông qua các yêu cầu về vốn, thẩm định chủ sở hữu và quản lý để kiểm tra tính phù hợp. Việc cấp phép còn được thực hiện chi tiết đến các sản phẩm của các tổ chức tài chính. Sau cấp phép, việc giám sát được thực hiện chủ yếu trên quá trình kiểm tra giấy tờ và thanh tra tại chỗ, cũng như quá trình thanh tra thuế. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện này và các giai đoạn khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam cho thấy những yếu kém trong hệ thống hiện hành.
Thứ nhất, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các biện pháp thận trọng khác còn nhiều bất cập. Về mặt hình thức pháp lý, nhiều quy định
http://svnckh.com.vn 50 phù hợp với chuẩn mực Basel I và thông lệ quốc tế nhưng trên thực tế về cơ bản chưa phù hợp. Một số thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng đó được áp dụng ở Việt Nam, song chưa đồng bộ và không triệt để dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá hệ thống ngân hàng chưa phản ánh đầy đủ thực chất trạng tình hình, kể cả việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác. Ngoài ra, các quy định về tổ chức, hoạt động NHTM, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng mới, công cụ phái sinh, còn thiếu hoặc có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện của Việt Nam. các NHTM Việt Nam cả quốc doanh và ngoài quốc doanh (trừ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và NHLD) đều ở tình trạng không an toàn, không đáp ứng các chuẩn mực về an toàn không chỉ của quốc tế mà ngay cả chuẩn mực (qui định) của Việt Nam, đặc biệt đáng lo ngại là các chỉ tiêu về vốn và nợ quá hạn. Nếu trong một vài năm tới không có những giải pháp kiên quyết thì hệ thống NHTM của chúng ta khó có thể tránh khỏi nguy cơ chịu tác động và ảnh hưởng xấu của khủng hoảng ngân hàng.
Thứ hai, NHNN vẫn chủ yếu thực hiện phương pháp giám sát tuân thủ, chưa thực sự thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro. Mặc dù đó sơ khởi thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro, nhưng xét về phương diện pháp lý và so với thông lệ và chuẩn mực quốc tế thì có thể đánh giá: NHNN vẫn chủ yếu thực hiện phương pháp giám sát tuân thủ đối với hoạt động của các NHTM. Giám sát tuân thủ đó bộc lộ những hạn chế như:
Khả năng phát hiện, cảnh báo sớm, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro trong hoạt động ngân hàng của NHNN cũng yếu. NHNN chủ yếu chỉ có khả năng phát hiện các vi phạm pháp luật và tập trung xử lý các vi phạm phát hiện được, các rủi ro (biến cố) đó xảy ra trong thực tế như vi phạm các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các NHTM… chưa đánh giá được rủi ro tổng thể của NHTM.
http://svnckh.com.vn 51 Chưa đánh giá được tổng thể rủi ro của từng TCTD (trong đó có NHTM) và toàn hệ thống TCTD. NHTM luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro trong suốt quá trình hoạt động, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực. Dù NHTM được đánh giá là tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật không có nghĩa là nó sẽ không phải đương đầu với rủi ro, nếu NHTM không có khả năng nhận biết, phát hiện, đo lường và có các biện pháp kiểm soát rủi ro hữu hiệu thì vẫn có thể bị đổ vỡ khi rủi ro xuất hiện.
Không đảm bảo nguồn lực của NHNN được phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả theo nguyên tắc tập trung cho những lĩnh vực, những NHTM bị đánh giá có tiềm ẩn rủi ro cao hơn đối với sự an toàn hệ thống.
Thứ ba, NHNN còn yếu và lỏng lẻo trong việc giám sát dựa trên cơ sở giám sát hợp nhất tất cả các lĩnh vực hoạt động của các NHTM. Hiện nay, không ít NHTM có hoạt động trên thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm nhưng NHNN (Thanh tra ngân hàng) không thể tiếp cận và giám sát được các hoạt động này, mặc dù các hoạt động này có thể đem lại những rủi ro không nhỏ cho các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.
Thứ tư, giám sát thị trường tài chính ở Việt Nam hiện được thực hiện theo mô hình phân tán: các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm thanh tra, giám sát; lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong lĩnh vực bảo hiểm, các công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước cũng chịu sự giám sát của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Tại Bộ Tài chính và NHNN, công tác giám sát cũng được thực hiện bởi nhiều vụ, cục. Điều này đồng nghĩa, mô hình tổ chức, cơ chế giám sát của Việt Nam là phân tán nhưng rất chồng chéo, nên chăng vẫn theo mô hình giám sát theo lĩnh vực nhưng có tính tập trung trong từng lĩnh vực để tránh sự chồng chéo,
http://svnckh.com.vn 52 làm giảm hiệu quả công tác giám sát, gây khó khăn cho các định chế tài chính.
Ngoài Thanh tra NHNN tại trụ sở chính, bộ phận thanh tra ngân hàng cũng được thiết lập tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, nghĩa là Thanh tra NHNN tại các chi nhánh NHNN chịu sự quản lý của Giám đốc chi nhánh, đồng thời chịu sự quản lý của Chánh Thanh tra NHNN. Thanh tra NHNN còn chịu sự điều chỉnh đồng thời của Luật NHNN và Luật Thanh tra, nghĩa là không có sự khác biệt đáng kể giữa bản chất thanh tra chuyên ngành ngân hàng với cơ quan thanh tra của các bộ, ngành khác. Về cơ bản, Thanh tra ngân hàng không tham gia vào qui trình quản lý dịch vụ ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Thanh tra ngân hàng không có thẩm quyền xây dựng quy chế an toàn hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép thành lập NHTM và hoạt động ngân hàng. Hệ thống thông tin tín dụng tách rời khỏi hệ thống giám sát ngân hàng. Trong khi đó, thiếu một cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin hữu hiệu giữa các đơn vị tham gia vào thực thi nhiệm vụ, quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng. Xét trong nội bộ NHNN, việc phân công nhiệm vụ giữa các Vụ, Cục của NHNN như hiện nay gây ra trùng lắp, hạn chế hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát. Thực tế là không một đơn vị nào ở NHNN, ngay cả Thanh tra ngân hàng có được một cái nhìn toàn diện về hoạt động và tình trạng của một NHTM và đôi khi xảy ra sự lệch pha hoặc có độ trễ trong thực hiện các biện pháp giám sát đối với các NHTM.
Tóm lại rằng, cơ chế giám sát vẫn còn nhiều bất cập: phương pháp giám sát hiện đại về hình thức, song nội dung giám sát bị hạn chế do các chỉ tiêu giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực quốc tế, đội ngũ cán bộ mỏng và khả năng phân tích, đánh giá cũng như dự báo còn hạn chế; giám sát từ xa chưa gắn chặt với phân tích, xử lý thông tin; công khai tài chính còn xa với chuẩn mực quốc tế; hệ thống thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu giám sát; kiểm toán nội bộ chưa phát huy được vai trò, trong nhiều trường
http://svnckh.com.vn 53 hợp chỉ là hình thức để hợp lý hóa; việc giám sát các lĩnh vực mới (rửa tiền, thanh toán điện tử...) chưa được thực hiện; sự phối hợp đồng bộ giữa 3 bộ phận giám sát (từ xa, tại chỗ, xử phạt) chưa đạt được sự đồng bộ, đặc biệt là chưa bảo đảm được sự độc lập của cơ quan giám sát. Vì vậy, cải cách quan trọng nhất trong bối cảnh hội nhập là chuyển sang một cơ chế giám sát hiệu quả đối với các định chế tài chính, nhất là đối với các định chế tài chính Nhà nước. Đây là các định chế tài chính có vị trí chi phối trong hệ thống tài chính. Việc Chính phủ thành lập ủy ban Giám sát tài chính quốc gia có tác dụng hỗ trợ, định hướng hoạt động và chuẩn hóa các quy tắc và công cụ giám sát tài chính cho các cơ quan giám sát chuyên ngành, nhưng cơ quan này mới được thành lập nên chưa thể đánh giá một cách đầy đủ.