Con người cá nhân trong văn chương Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu sự nghiệp văn học của nguyễn trãi (Trang 40 - 50)

Có thể nói một cách khái quát rằng tư tưởng văn học trung đại Việt Nam có hai xu hướng chính tác động tương hỗ. Xu hướng đầu tiên có thể coi là xu hướng chính thống, do các triều đại phong kiến và nho gia chủ trương, coi văn chương nghệ thuật như là một phương diện của chính trị thuộc về nghệ thuật lãnh đạo. Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí là những mệnh đề chủ yếu thuộc về xu hướng tư tưởng này. Xu hướng quan niệm “công lợi chủ nghĩa” về văn chương này đã tạo được nhiều giá trị văn chương to lớn, nhất là mảng sáng tác chứa đựng tinh thần yêu nước, thương dân, song có hạn chế là chỉ một mực hướng về con người cộng đồng, ít hướng về con người

cá nhân, con người đời thường, tạo nên những vùng cấm kỵ đối với sáng tác văn học, né tránh con người bản thể luận, không bàn đến quyền sống chính đáng của con người than xác, không coi trọng đời sống cảm xúc chân thực, hồn nhiên, tự nhiên của con người. Nếu quan niệm chính thống đề cao thơ nói chí với màu sắc duy lý, “ôn nhu đôn hậu” thì tư tưởng văn học phi chính thống lại đề cao vai trò của cảm xúc, nhấn mạnh tình. Chính dòng tư tưởng phi chính thống này lại phản ánh xu hướng sáng tác nhân đạo chủ nghĩa, lấy con người làm bản vị, coi trọng sự chân thực của cảm xúc.

Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng “ hình tượng cái tôi nhà Nho

đứng bên trên, bên ngoài cuộc sống xã hội nhưng vẫn luôn trăn trở , suy tư về cuộc sống. Nhà Nho không quan sát, với nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu các quy luật của hoạt động thực tại xã hội nhằm đưa ra các kiến giải riêng của mình, họ chỉ đơn thuần mượn thực tại ấy để diễn đạt các tư tưởng sẵn có. Một cung cách tiếp cận và phản ánh hiện thực như vậy không thể tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực trong văn học”. Nguyễn Trãi

chính là người manh nha cho tư tưởng phi chính thống,ông đã dám sống thật với những khát vọng riêng của mình. Con người cá nhân trong thơ nguyễn trãi thể hiện rõ nhất qua hai tập thơ Quốc âm thi tập và Ức trai thi tập. Thơ Nguyễn Trãi không những có tính chất hoành tráng mà còn bộc lộ tâm hồn đa cảm của một con người đầy lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời. Lời thơ của ông có khi vui vẻ, hóm hỉnh:

Tiếc thiếu niên qua lật hạn lành, Hoa hoa nguyệt nguyệt luống vô tình. Biên canh nỡ phụ người đầu bạc,

Đầu bạc xưa này có thủa xanh.

(Tích cảnh, bài thứ 4)

Ông đã cãi lý với người trẻ tuổi cười chê ông đầu bạc, nhưng rõ rang là ông yêu mến tuổi trẻ và tiếc rằng tuổi xuân của mình đã qua mất rồi:

Dặng dõi bên tai tiếng quản huyền, Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn. Xuân xanh chưa dễ hai phen lại, Thấy cảnh cành thêm tiếc thiếu niên.

(Tức cảnh, bài thứ 3)

Trong thơ ,Nguyễn Trãi đã thể hiện con người trữ tình, chất nghệ sỹ của mình, ta có thể thấy qua bài thơ Cây chuối:

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ màu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem.

Bài thơ chỉ có 4 câu, nhưng đã gây nên nhiều cách hiểu khác nhau, và tốn không ít giấy bút tranh luận, có người cho rằng buồng ở đây là buồng chuối, một buồng chuối tiêu chín cây tỏa hương thoang thoảng. Nhưng Xuân Diệu lại cho rằng “khi cây chuối đã trổ ra buồng rồi, thậm chí buồng chuối chín thì nó không còn có thể ra lá non, thậm chí lá non cuộn lại được nữa” vì vậy theo ông buồng ở đây là buông giai nhân. “buồng của cô gái bắt gặp tình

yêu”. Nếu đúng như vậy thì Nguyễn Trãi quả thực là một là một người rất lãn mạn, đầy chất trữ tình.

Trong Quốc âm thi tập, cái Tôi của Nguyễn Trãi đã hóa thân vào thơ:

Ngoài cửa mận đào là khách đỗ Trong nhà cam quýt ấy tôi mình Ai hay, ai chẳng hay thì chớ Bui một ta khen ta hữu tình

Cái Tôi trong thơ Nguyễn Trãi Một ta khen ta, một Tôi phải đối diện

với Tôi, đối thoại với Tôi

Thơ Nguyễn Trãi luôn chan hòa tình cảm đối với thiên nhiên, con người. Ông có cách nhìn, cách cảm tuyệt với trước vẻ đẹp của thiên nhiên, chân thành tha thiết trong tình bạn, hóm hỉnh nhưng tế nhị, sâu sắc trong tình người, ông xem thiên nhiên là bạn, láng giềng, anh em, những người an ủi mình trên đỉnh Côn Sơn cô độc

Cò nằm hạc lặc nên bầy bạn Ủ ấp cùng ta làm cái con Láng giềng một áng mây bạc Khách khứa hai ngàn núi xanh

Vì yêu thiên nhiên nên Nguyễn Trãi đã viết được những câu thơ tuyệt vời về vẻ đẹp của thiên nhiên:

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Ðêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh

Với bạn, tác giả luôn bày tỏ tấm lòng chân thành tha thiết:

Có thuở biếng thăm bạn cũ

Lòng thơ ngàn dặm nguyệt ba canh Danh thơm một áng mây nổi

Bạn cũ ba thu lá tàn

Với con người, tác giả tỏ ra rất sâu sắc, nhạy cảm trong khi phát hiện những biến đổi, xao động phức tạp trong tâm hồn con người. Bên cạnh đó ông còn là người yêu quê hương và gia đình tha thiết. Ông mất mẹ lúc mới lên sáụ, lòng con thương mẹ càng nồng. Ông bà ngoại, cậu, dì đều ở Côn Sơn. Quê nội nhiều đời cũng ở đó. Một lần đi thuyền về thăm, ông ôn lại bao nỗi đắng cay trong những ngày lưu lạc. Nghe sao mà tha thiết: "Mười năm rồi mình trôi dạc như cánh bèo, Đêm ngày nổi nhớ quê cứ như giày vò trong lòng, Bao lần đã gửi hồn tìm về quê cũ, Nhưng rồi đành nhỏ nước mắt thấm máu mà gội rửa trong tưởng tượng nấm mồ mẹ, mồ mã ông bà, còn xóm làng, bà con, trong lúc giặc giày xéo thì tránh sao được những hành vi bạo tàn của chúng! mà mình thì cứ đang phải thương xót suông, Trời: biết làm sao đây! Một đêm trôi qua bên gối, không cách nào nhắm mắt được" (viết trên thuyền về Côn Sơn - dịch)

Khi làm quan, Nguyễn Trãi rất bất bình trước cảnh bọn quân thần gian tham nhưng mình lại không có cách nào khuyên vua, thơ ông đã tỏ ý chán nản muốn về quê, tiêu biểu là bài thơ Ngẫu thành (II):

Là thôi! Tỉnh giấc kê vàng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mới hay muôn sự thảy toàn hư không. Dựng nhà trong núi mà ưng,

Sách xưa ngồi đọc nghe rừng nở hoa.

Sau khi Lê Lợi mất, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần gièm pha nên phải cáo quan, về ở ẩn Côn Sơn, đơn độc ở Lệ Chi Viên, ông đã làm nhiều bài thơ nói lên tâm trạng,cảm xúc của mình, trong đó có bài thơ Côn Sơn ca nổi tiếng:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm Trong ghềnh thông mọc như nêm Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Gắn bó, chan hoà với suối, đá, thông, trúc Côn Sơn, chính là biểu lộ tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với quê cũ yêu thương, chứng tỏ tâm tư tình cảm của ông với vạn vật.

Những năm cuối đời nhiều bất hạnh, thơ Nguyễn Trãi đôi khi lắng đọng một nỗi niềm u uất, chán nản, bi quan, thậm chí thấm thía giọng điệu mỉa mai cho sự nghiệp anh hùng dở dang của mình:

Say mùi đạo trà ba chén Tả lòng phiền thơ bốn câu Uất uất thốn hoài vô nại xứ

Thuyền song thôi chẩm đáo thiên minh

Có lúc, ông mỉa mai chính bản thân mình:

Cưỡi gió lên cao chín vạn tầng Xưa kia lầm ví với chim bằng

Có lúc, thơ ông thấm lạnh một nỗi cô đơn tê tái trong những đêm dài trên núi Côn Sơn:

Rượu đối cầm đâm thơ một thủ Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người

Có lúc, ông ví mình như một chiếc thuyền con, giữa trời chiều mênh mông chẳng biết ghé bến nào:

Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu

Nhà thơ là con người giàu suy tư để dằn vặt với nỗi đau hữu hạn của đời người cho dù đó là cuộc đời của người anh hùng:

Kim cổ vô cùng giang mạc mạc Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu

(Vãng hứng) Giang san như tạc anh hùng thệ Thiên địa vô tình sự biến đa Họa phúc hữu môi phi nhất nhật Anh hùng di hận kỷ thiên niên

(Quan hải)

Trong bài thơ Thu nguyệt ngẫu thành, Nguyễn Trãi cũng thể hiện cái tôi cá nhân rất rõ,bài thơ nói lên nỗi buồn của ông trước cảnh “tình đời bạc”, và niềm vui khi được sống tự do giữa yên tĩnh của đất trời:

Trầm ngâm thức dậy tựa thư phòng, Án toả hương bay khách sạch lòng. Yên tĩnh đất trời ghê vạn biến,

An nhàn ngày tháng đáng nghìn chung. Thói nho lạnh nhạt tình đời bạc,

Cõi thánh thung thăng đạo vị nồng. Đọc hết sách rồi không chút việc, Cạnh song mai lựa phím đàn rung.

Phải là người có vốn sống, sự từng trải mới có thể có những nhận xét sâu sắc về cuộc đời:

Tĩnh lý càn khôn kinh vạn biến Nhàn trung nhật nguyệt trị thiên kim

(Thu nguyệt ngẫu thành)

Tuy nhiên, vượt qua tất cả những bất hạnh, thăng trầm của cuộc đời làm quan bị ganh ghét, đố kỵ, Nguyễn Trãi vẫn giữ cho mình Một tấc lòng son còn nhớ chúa- Tóc hai phần bạc bởi thương thu. Có âm điệu buồn trong thơ ông nhưng đó không phải là âm điệu chủ đạo. Vấn đề lớn lao nhất mãi làm ông quan tâm chính là ưu quốc, ái dân, lo cho đất nước và thương nhân dân. Ðiều làm tỏa sáng nhân cách lớn lao của một người anh hùng, một kẻ sĩ chân chính.

Trong thơ ông, ta thường thấy những tư tưởng triết học phương Ðông được dân tộc hóa và những kết luận có giá trị về quy luật của đời sống.

Nhà thơ có những kết luận có giá trị về vai trò và sức mạnh vĩ đại của quần chúng, những người làm nên lịch sử: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phúc chu thủy tín dân do thủy Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên

(Quan hải) Ở yên thì nhớ lòng xung đột Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày

Có khi, chính vốn sống, sự nếm trải trong cuộc đời thăng trầm đã giúp nhà thơ thấy rõ hơn bản chất của lòng người:

Dễ hay ruột biển sâu cạn Khôn biết lòng người ngắn dài

Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh nữa nước non quanh

Nguyễn Trãi chính là người manh nha cho sự xuất hiện của con người cá nhân trong thơ, sau ông có rất nhiều nhà thơ học hỏi, Nguyễn Trãi đã từng nói “cho biết rõ cái thằng tao” đó chính là sự tự khẳng định lâm thời,

khẳng định vị trí của mình trong xã hội, từ đây cái tôi ngày càng được thể hiện rõ,trong thơ văn ta bắt gặp rất nhiều cái tôi cá nhân.

Cái Tôi trong thơ bà Huyện Thanh Quan mang một tâm sự u hoài: ...Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân nghoảnh lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta

Cái Tôi trong thơ Hồ Xuân Hương là khát vọng chân chính về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ vốn bị xã hội phong kiến vùi dập khinh rẽ. Thơ của bà khẳng định được vẻ đẹp thể lực và vẻ đẹp tâm linh của người phụ nữ. Ðó là bài thơ Bánh trôi nước

Cái Tôi trong thơ Nguyễn Công Trứ vừa thách thức vừa thề bồi:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Những câu thơ trên của các nhà thơ đầy tính bản ngã. Tính bản ngã là một trong những nguyên nhân sinh ra tính nhân bản của nền văn học dân tộc Văn chương cổ chứa đựng tâm sự cái Tôi trữ tình, cái Tôi tiềm ẩn mà thời đại hầu như không chứa nổi, khiến Nguyễn Du phải quay hỏi hậu thế :

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

Nói đến ý thức cá nhân là nói đến toàn bộ sự tồn tại của con người trong những mối quan hệ cụ thể. Nó gắn với những nhu cầu vật chất, tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của mọi đối tượng. Tuy nhiên, trong thời kì trung

đại, vì những lí do lịch sử xã hội nhất định, con người cá nhân không được quyền tồn tại với những nhu cầu của chính nó. Như vậy cũng có nghĩa con người chỉ còn là công cụ cho những giá trị trừu tượng. Đặc điểm này làm nên tính chất phi ngã của văn chương đương thời. Đó cũng là kết quả của quan điểm Văn dĩ tải đạo ngự trị trong đời sống văn học dân tộc suất cả nghìn năm. Nó hủy hoại cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Chỉ có những nghệ sĩ lớn mới thật sự vượt lên trên những giới hạn của thời đại. Điều này gắn liền với phút nổi loạn của con người cá nhân. Đó cũng là lúc văn học thực sự tiếp cận với các giá trị chân-thiện-mĩ.

Con đường hiện đại hóa của văn học Việt Nam dưới một góc độ nào

đấy là sự nối tiếp truyền thống nói trên. Nó vừa biểu hiện sự dân chủ hóa

trong văn học vừa biểu hiện của tư tưởng nhân đạo. Đó là toàn bộ giá trị của cái mà chúng ta gọi là vai trò của kiến thức cá nhân trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Về điều này giáo sư Phan Cự Đệ : “ Sự sáng tạo

nghệ thoật là của một cá nhân. Do đó, sự giải phóng cái Tôi của chủ thể sáng tạo đã làm nở rộ một thời kì văn học có những bông hoa giàu hương sắc.”

B. Kết luận

Việt Nam tự hào là một mảnh đất địa linh nhân kiệt, những cái tên như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh … mãi mãi là những vì sao rực rỡ nhất trên bầu trời đất Việt. Với những công lao của mình, Nguyễn Trãi đã để lại cho những thế hệ sau bao bài học quý giá về tinh thần yêu nước, thương dân, dũng cảm chiến đấu cho đại nghĩa, đến chết mới thôi, cùng với đó là tư tưởng dám sống hết mình vì những khát vọng của bản thân. Những tình cảm vĩ đại và đức tính cao quý ấy đã thuộc vào truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi rất xứng đáng với cuộc đời rất đẹp của ông, đó là một cống hiến to lớn cho sự phát triển của văn học Việt Nam. Thơ văn Nguyễn Trãi đúc kết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là truyền thống đã được khẳng định trong công cuộc đại Phục Hưng dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Có thể nói thơ văn của ông là tấm kính hội tụ những ánh hào quang của quá khứ. Thơ văn. Nguyễn Trãi đã phát huy những truyền thống tốt đẹp của quá khứ trong hoàn cảnh đương thời, khi mà nhân dân có vai trò chủ động hơn đối với lịch sử của đất nước.

Với tư cách là nhà văn, nhà thơ,Nguyễn Trãi đã đem văn học phục vụ cho cuộc sống. Một tư tưởng cao đẹp mà những tác giả sau này luôn phải học tập đó là : chỉ có bắt nguồn từ cuộc đấu tranh vì lợi ích của nhân dân thì văn nghệ mới có thể phát huy tác dụng mạnh mẽ và lớn lao. Thơ Văn của Nguyễn Trãi không những là di sản quý báu của dân tộc ta mà hơn nữa cho đến ngày nay vẫn có ý nghĩa thời đại sâu sắc khi mà chúng ta đang chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu sự nghiệp văn học của nguyễn trãi (Trang 40 - 50)