Tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu quê hương đất nước, tấm lòng ưu quốc ái dân sâu nặng

Một phần của tài liệu sự nghiệp văn học của nguyễn trãi (Trang 27 - 40)

quốc ái dân sâu nặng

Tư tưởng nhân nghĩa với nhân dân

Nhân và nghĩa vốn là khái niệm cũ của Nho gia.Chữ Nhân của Khổng Tử

với chữ Nghĩa của Mạnh Tử từ lâu đã trở thành những nguyên lý đạo đức và chính trị của giai cấp phong kiến nhằm củng cố nội bộ và xác định địa vị thống trị của nó đối với nhân dân. Vì vậy, chữ Nhân và Nghĩa lại được những nhà văn hóa dân tộc Việt Nam ta từ Trương Hán Siêu , Nguyễn Văn Ngạn cho đến Chu An , Phạm Sư Mạnh hiểu theo ý nghĩa rộng rãi và tích cực , vượt ra khỏi nhận thức và nhãn quan của Nho gia .

Nhân và Nghĩa bao hàm những quan hệ tốt giữa người với người , Nhân và

Việt và cao quý nào . Từ ý nghĩa rộng rãi và tích cực như vậy , Nguyễn Trãi lại đi xa hơn nữa là gắn nhân nghĩa với lòng yêu thương nhân dân.

Nhân và Nghĩa là sức mạnh để chiến thắng hung tàn và cường bạo nhưng

cũng lại chính vì thế mà chí nhân, đại nghĩa lại là nền tảng của tư tưởng bao dung độ lượng đối với kẻ thù đã đầu hàng. Nhân nghĩa vê thực chất chính là chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta mà nội dung là coi trọng con người,coi trọng nhân dân,coi trọng sự nhân ái giữa con người với con người,coi trọng sự hòa hiếu giữa các dân tộc.

Nguyễn Trãi đã để lại cho lịch sử văn học nước nhà một giá trị về tư tưởng thật quý báu: Việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu,làm đại tướng phải lấy nhân

nghĩa làm nghĩa làm gốc. Đó là một nguyên lý mà Nguyễn Trãi coi như bất di bất

dịch, là một tư tưởng xuyên suốt trong văn chương của ông . Ngay mở đầu Bình Ngô Đại Cáo Nguyễn Trãi viết:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Nguyễn Trãi đã gắn chặt nhân nghĩa với yên dân. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là làm sao cho nhân dân được sống trong hòa bình- ấm no-hạnh phúc. Yên dân là một điều suốt đời Nguyễn Trãi theo đuổi. Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã vạch tội giặc một cách sắc sảo và

nghiêm khắc:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế Gây binh kết oán trải hai mươi năm Bại nhân nghĩa ,nát cả đất trời

Nặng thuế khóa , sạch không đầm núi…

Nguyễn Trãi đã nhìn rõ những mối tai vạ mà giặc Minh đem lại cho nhân dân . Đối với Nguyễn Trãi cứu nước trước hết là cứu dân. Mặt khác Nguyễn Trãi đã nhận thức được vai trò của nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Ông đã miêu tả nghĩa quân như một đạo quân có nguồn gốc từ nhân dân :

“ Chúng dân bốn cõi một nhà ,dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phu tử ,hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.”

Nguyễn Trãi đã nêu lên được tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Minh. Chúng dân ở đây tức là người làm ruộng và người đi ở. Phong trào do Lê Lợi lãnh đạo xét cho kỹ chính là phong trào nông dân khởi nghĩa chông xâm lược. Trong số thủ lĩnh của nghĩa quân, có thể có địa chủ, hào trưởng, nho sĩ, thương nhân trên lá cờ của nghĩa quân, có thể ghi chữ “đế”, chữ “vương” nhưng tất cả những cái đó không che lấp được tính nhân dân rất rộng rãi của phong trào. Nguyễn Trãi – người tham gia lãnh đạo phong trào đã hiểu rất rõ thế nào là sức mạnh của dân. Với Nguyễn Trãi dân là gốc của dân tộc – giữ được gốc ấy thì giữ được nước, trị được nước – mất gốc thì nước mất nhà tan – và giữ dân trước hết là giữ được lòng dân.

Trong Quân trung từ mệnh tập ông thường nói đến những đau khổ của dân với tất cả tấm lòng xót xa, phẫn nộ và nói đến sức mạnh của dân với tất cả lòng quý mến và tin tưởng.

Trong bài thơ Nôm Bảo kính cảnh giới (bài thứ 57) ông viết:

Đọc sách thời thông đòi nghĩa sách, Đem dân mựa nữa mất lòng dân.

Trong bài thơ chữ Hán Mạn hứng ông viết:

Thương sinh tại niệm độc tiên ưu

Trong bài thơ chữ Nôm Trần tình (bài thứ 1) ông viết:

Quốc phú binh cường, chăng có chước, Bằng tôi nào thủa ích chưng dân.

Thật rõ ràng : tư tưởng trọng dân, tình cảm thương dân, ý chí vì dân là nội dung quán xuyến trong thơ văn Nguyễn Trãi. Có điều là với “Bình Ngô đại cáo” thì tư tưởng ấy, tình cảm ấy, ý chí ấy đã được ông nêu cao như một tiêu đề trong một văn bản chỉnh thể của Nhà nước, trong bản đại cáo thiên hạ của triều đại mới. Qua cuộc sống chiến đấu của mình Nguyễn Trãi đã hiểu được rằng muốn thành công thì phải dựa vào sức mạnh của dân. Nhận thức về dân của ông không phải là một nhận thức mơ hồ mà là một nhận thức sâu sắc náy sinh thực tiễn nêu cao vai trò, vị trí của dân, Nguyễn Trãi đã phản ánh thực tế của lịch sử cũng như yêu cầu của lịch sử. Là tiếng vang của cao trào nhân dân, cao trào dân tộc hồi đầu thế kỉ XV. Nói đến nước trước hết là nói đến dân,thơ văn Nguyễn Trãi đã phát biểu tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại. Nói đến nước là nói đến dân.nhưng dân cần phải có nước.Và để bảo vệ dân thì phải bảo vệ cương giới của tổ quốc.Khẳng định quyền làm chủ của dân tộc đối với đất nước Việt vốn là nh.ững điều kiện thấm sâu vào ý thức của nhân dân ta hàng nghìn năm trước. Ba thế kỷ trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt đã làm vẻ vang cho dòng văn học viết với bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” trong đó ông khẳng định rằng.

Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên dịnh phận tại thiên thư

Cương quốc của tổ quốc là thiêng liêng. Ý thức này lại được nâng cao thêm qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm các thời kỳ Lý, Trần qua mấy thế kỷ xây dựng kinh tế,phát triển văn hóa.

Trong phần đầu bài “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi đã có ý kiến giống như Lý Thường Kiệt xưa kia về một đát nước “Cương giới rõ ràng” .

Ông viết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như nước Việt ta từ trước

Vốn đã xưng nền văn hiến đã lâu Sơn hà cương vực đã chia

Phong tục bắc năm cũng khác

Nhưng với Nguyễn Trãi thì vấn đề vấn đề không phải chỉ là ở chỗ “Phong tục Bắc Nam cũng khác”.và nước ta xứng đáng là một nước độc lập là vì nước ta là một nước văn hiến đã lâu đời

Từ thời Lý – Trần khi mà nhà nước Lý Trần khi mà nhà nước phong kiến có vai trò lịch sử trong việc tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp và xây dưng và bảo vệ đất nước Đại Việt đã có chính sách thân dân,khoan dân ,huệ dân. Đến Nguyễn Trãi ông đã nâng cao quan điểm đó cao hơn,đưa vào nội dung chủ nghiã yêu nước của Nguyễn Trãi không trừu tượng,nó gắn với những nhiễm vụ lịch sử cụ thể.Chủ nghĩa yêu nước ấy gắn với quan niệm nhân nghĩa nhưng quan niệm nhân nghĩa này không mơ hồ chung chung. Yêu nước và nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi là căm ghét đến xương tủy kẻ thù của Tổ quốc, kẻ thù của nhân dân.

Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống

Cái yêu,cái ghét của Nguyễn Trãi phân minh ranh giới giữa địch và ta rạch ròi. Trong tư tưởng của ông và chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trái có tính chiến đấu mạnh mẽ.Yêu nước là đấu tranh không mệt mỏi không khoan nhượng với kẻ thù và quyết

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo…

Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi đề cao, ông cũng đề ra cho kẻ thù làm quan phải lấy nhân nghĩa làm đầu.Đó là chính sách thân dân.Bên cạnh điều trung với Vua. Nguyễn Trãi nhấn mạnh và trách nhiệm đối với dân. Chủ trương của Nguyễn Trãi là giản chính, khoan hình thỉnh thoảng

cũng có khi dùng đến uy pháp,nhưng không nên lâu la,phải trở về với nhân nghĩa .Theo ông quyền mưu chỉ dùng để trị gian tà. Cốt lấy nhân nghĩa gìn giữ thì thế nước mới yên.

Nguyễn Trãi bao giờ cũng gắn bó với đất nước,với nhân dân với cuộc đời .Và cũng vì thế mà lúc còn trẻ tuổi, lúc ra giúp nước cũng như lúc phải đi ở ẩn Nguyễn Trãi cũng chưa từng bao giờ quên nỗi tiên ưu , lo trước thiên hạ. Trong thơ Nguyễn Trãi, ta thường bắt gặp những từ “tiên ưu”, “ưu ái”. Ðây là nét ngời sáng trong tâm hồn Nguyễn Trãi:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuộn nước chiều Đông ( Thuật hứng) Oải ốc thê thân kham độ lão Thương sinh tại niệm độc tiên ưu Bình sinh độc bão tiên ưu chí Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên Gia sơn đường cách nghìn dặm Ưu ái lòng phiền nửa đêm Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái,..

Xuất phát từ một câu nói nổi tiếng của Phạm Trọng Yêm đời Tống, từ tiên ưu thể hiện rõ quan niệm sống cao cả: yêu nước thương dân, chiến đấu

suốt đời vì nước vì dân. Quan niệm sống bao giờ cũng mãnh liệt tràn trề như nước ngày đêm không ngừng chảy ra biển Đông. Và tấm lòng ấy bao giờ cũng nặng nỗi ưu tư vì cuộc đời, vì con người . Nguyễn Trãi cho đến bạc đầu vẫn không nguôi nỗi niềm lo nước thương dân:

Vãng sự nan tầm , thời dị quá Quốc ân vị báo,lão kham niên Bình sinh độc bão tiên ưu chí Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên.

(“Hải khẩu dạ bạc hữu cảm”)

Suốt đời mình, Nguyễn Trãi xem công danh chỉ là điều kiện giúp đời:

Một thân lẩn quất đường khoa mục Hai chữ mơ màng việc quốc gia Vì nợ quân thân chưa báo được Hài hoa còn bận dặm thanh vân

(Ngôn chí 11)

Nhà thơ luôn ý thức rõ ràng về trách nhiệm của một kẻ sĩ chân chính:

Ðầu tiếc đội mòn khăn Ðỗ Phủ Tài còn lọ hái cúc Uyên Minh

(Mạn thuật 9) Quốc phú binh cường chăng có chước Bằng tôi nào thuở ích chưng dân

Những khát khao, mơ ước của Nguyễn Trãi luôn đi trước, chỉ đạo mọi hành động:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương

(BKCG 43)

Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền (Tự thán 4)

Từ mơ ước, tác giả thể hiện rõ một quyết tâm hành động:

Khó ngặt qua ngày xin sống Xin làm đời trị mỗ thái bình

(Tự thán 28) Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(BKCG 5)

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đi xuyên suốt trong lịch sử văn học nước ta. Đó là một tư tưởng mà theo đồng chí Phạm Văn Đồng nói : “

Suốt đời mang một hoài bão lớn làm gì cho dân để dân đỡ lầm than cự khổ.” Ông thật xứng đáng là nhân vật lịch sử đầu tiên nêu cao tư tưởng vì dân , tình cảm thương dân , tư tưởng quý trọng dân, tin theo dân. Nhận thức ấy góp phần hoàn diện quan niệm của Nguyễn Trãi về lực lượng chính trị , xã hội trong cộng đồng dân tộc.

Tư tưởng nhân nghĩa với kẻ thù

Chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi không trừu tượng , nó gắn với những nhiệm vụ lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa yêu nước ấy gắn liền với tưởng nhân nghĩa. Nhưng tư tưởng này cũng không mơ hồ, chung chung. Đề cao nhân nghĩa, Nguyễn Trãi căm ghét đến xương tủy kẻ thù của nhân nghĩa, tức cũng là kẻ thù của Tổ quốc.

Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống

Cái yêu, cái ghét của Nguyễn Trãi phân minh rạch ròi, ranh giới địch, ta trong tư tưởng ông không lẫn lộn. Chủ nghĩa yêu nước của ông có tính chiến

đấu mạnh mẽ. Yêu nước là đấu tranh không mệt mỏi, không khoan nhượng với kẻ thù và quyết:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo

Và cũng vì”chí nhân” mà quân ta đối xử khoan hồng với giặc đã đầu hàng. Nguyễn Trãi lấy làm tự hào mà viêt rằng khi tướng giặc đã chịu khuất phục thì thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh.

Trong khi cổ vũ nhân dân ta tiêu diệt địch, trong khi vạch tội giặc và đánh vào tinh thần chúng, Nguyễn Trãi đã luôn thể hiện ý chí hòa bình của nhân dân ta.Có một điều đáng quý là Nguyên Trãi yêu nước, yêu nhân dân, căm thù bọn giặc nhưng cũng lại thông cảm với nhân dân và binh sĩ Trung Quốc bị tàn hại vì cuộc chiến tranh do bọn phong kiến nhà Minh gây ra.

Ông đã vạch tội tướng giặc đối với nhân dân Trung Quốc như sau:”… lại muốn cùng binh độc vũ, khiến những dân vô tội liền năm phải thiệt mạng ở chốn gươm đao, những kẻ lưu li luôn năm phải nát gan ở nơi đồng cỏ…”(Thư gửi Vương Thông- bài số 28), và ông khuyên chúng nên hối cải”để tránh khỏi sự giết hại trong thành, hàn gắn được vết thương trong nước, hòa hiếu lại thong, can qua nghỉ mãi” (Thư gửi Vương Thông bài số 35).

Mặt khác tư tưởng nhân nghĩa đối với quân địch cồn thể hiện bao dung, đọ lượng đối với kẻ thù. Điều đó được thể hiên bằng cách đàm phán, đối xử của Nguyễn Trãi đối với quân thù. Thể hiện rõ ở Quân trung từ mệnh tập và tiêu biểu là Bình Ngô đại cáo.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ở tư tưởng cầu hòa , vì vậy mà Nguyễn Trãi đã dung những lời văn hết sức bình dị để thuyết phục kẻ thù chấm dứt chiến tranh để nhân dân hai nước được hòa bình.

Kinh Dịch có câu : Cùng tắc biến, biến tắc thông. Nguyễn Trãi mang tư tưởng đó bằng các bức thư gửi cho tướng địch. Từ lí lẽ cho đến thái dộ nhưng bức thư của Nguyễn Trãi đều có ý nghĩa thuyết phục mạnh mẽ. Nguyễn Trãi rất chú ý đến đối tượng là kẻ đọc thư của mình. Đối với những tên ra mặt hung hãn như Phương Chính, Mã Kỳ thì cách xưng hô và lời văn thường có tính chất dả kích không thương tiếc.

Trong nhiều bức thư gửi cho tướng giặc Nguyễn Trãi đã vạch rõ bộ mặt phản tín nghĩa của chúng. Trong bức thư gửi Vương Thông, Sơn Thọ (Thư số 15), với một thái độ mềm mỏng, ông viết : Tôi nghe nói : Điều tín là vât báu

của nước, người ta không có điều tín thì lấy cái gì mà làm việc?...Các ngài nếu thực không bỏ lời ước cũ, thì phàm làm việc gì cũng phải lợi hại rõ rang. Muốn rút qân thì cứ rút quân, muốn cố giữ thì cứ cố giữ, hà tất ngoài thì nơi giảng hòa mà trong thì mưu tính kế khác. Đừng nên trước sau trái nhau, trong ngoài bất nhất như thế….

Trong khi đó thì trên mặt trận ngoại giao, Nguyễn Trãi đấu tranh kiên quyết với giặc, dùng lý lẽ buộc chúng phải tuân theo lời ước cũ. Hầu hết các bức thư gửi cho tướng giặc khi chúng đã thất thế, Nguyễn Trãi đều nêu thiện ý của quân dân ta sẵn sàng cung cấp mọi phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn quân của Vương Thông rút về nước yên ổn.

Lập trường của Nguyễn Trãi lúc nói về địch và ta quả là một lập trương của một chiến sĩ. Để thuyết phục địch, co lúc Nguyễn Trãi đứng về phía quyền lợi chinh đáng của tướng Minh mà bàn bạc phải trái, vạch cho chúng con đường sáng sủa mà đi. Ông hay nhắc đến chữ thời và chữ thế.

Ông viết cho Vương Thông như sau:Tôi từng xem Kinh Dịch ba trăm

tam tư hào mà cốt yếu là ở chữ thời, cho nên người quân tử theo thời thông biến nghĩa chữ thời to tát lắm sao!

Và Nguyễn Trãi nhận xét tình hình mà tính toán hộ tướng giặc như sau: Nay tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua:nước luttj chảy tràn,

tường rào đổ lở, lương cỏ thiếu thốn, ngựa chết, quân ốm. Đó là điều phải thua thứ nhất.Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức mà Thế Sung ra hàng. Nay những nơi quan ải hiểm yếu đều có quân và voi đồn giữ, nếu viện binh

Một phần của tài liệu sự nghiệp văn học của nguyễn trãi (Trang 27 - 40)