0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Triển vọng, cơ hội

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I (Trang 68 -70 )

Nhiều thị trường tăng nhu cầu với rau quả Việt Nam

Trong năm 2009, sản phẩm rau hoa quả của nước ta chỉ xuất khẩu được sang 20 thị trường, giảm 17 thị trường so với cùng kỳ 2008. 3 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam. Nhưng đáng mừng là trong những tháng cuối năm, đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài đã tăng trở lại.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc trong cả năm 2009 đạt gần 50 triệu USD. Các mặt hàng tiêu thụ mạnh tại thị trường này là: thanh long, dừa, khoai, súplơ, cà tím, thảo quả.

Hiện đã có 47 mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tuy nhiên, vẫn chưa thể hiện hết được khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm rau hoa quả của Việt Nam. Trong các nhóm hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi vẫn còn nhiều hạn chế do những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm...

Xuất khẩu rau sang Singapore cũng đang tăng mạnh. Trước đây, Malaysia là nguồn cung cấp rau chủ yếu của Singapore. Tuy nhiên, do năm nay mùa mưa đến sớm nên thu hoạch rau của Malaysia bị giảm sút, lượng rau của nước này xuất sang Singapore cũng giảm. Để bù đắp thiếu hụt, ổn định thị trường, các nhà nhập khẩu Singapore đã tăng cường nhập khẩu rau từ Trung Quốc và Việt Nam.

Ngoài ra, mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, hiện người tiêu dùng nước này đang có xu hướng tìm mua 5 loại trái cây mà theo họ có lợi cho sức khỏe là chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ. Đây là những đặc sản thế mạnh của Việt Nam. Được biết, hiện lượng đơn đặt hàng rau quả vào Nhật

tăng 15% so với cuối năm 2009. Nhu cầu rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất khẩu sang thị trường Nhật mỗi tháng lên hơn 1.000 tấn.

Đặc biệt, kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thanh long vào ngày 20/10/2009, bình quân mỗi ngày có 1-2 tấn thanh long tươi của Việt Nam qua xử lý hơi nhiệt được Công ty TNHH chế biến trái cây Yasaka xuất bằng đường hàng không sang thị trường Nhật Bản. Giá thanh long bán sỉ tại Nhật Bản dao động từ 8 - 10 USD/kg. Với mức giá này thì thị trường Nhật Bản được doanh nghiệp đánh giá có lợi nhuận tốt hơn so với nhiều thị trường khác là EU, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan...

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh nghiệp Việt Nam hiện có rất nhiều thuận lợi về thuế theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật, trong đó có đến 84% giá trị nông sản của Việt Nam được giảm thuế. Điều quan trọng hiện nay là các doanh nghiệp cần lưu ý hơn đến chất lượng, đặc biệt là áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (thực hành nông nghiệp tốt).

Như vậy, sau khi hội nhập kinh tế quốc tế như (ASEAN, WTO...) đồng nghĩa với việc là thị trường xuất khẩu của công ty được mở rộng lớn hơn, gồm các thành viên trong khối với các cam kết về thuế nhập khẩu đã và sẽ được cắt giảm, các biện pháp phi thuế quan cũng được loại bỏ theo quy định thư gia nhập của các thành viên mà không bị phân biệt đối xử.Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thế giới.Viêc thực thi các cam kết chống lại về mở rộng thị trường , công khai minh bạch các chính sách kinh tế, xóa bỏ bao cấp và các loại trợ cấp thiết bị cấm…của Nhà nước đã thúc đẩy các doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường như xây dựng thương hiệu, uy tín..để từ đó có thể xuất khẩu thành công và có sự phát triển bền vững trên cả thị trường trong và ngoài nước. Do đời sống con người ngày càng ổn định và sung túc, làm xuất hiện những nhu

cầu mới đặc biệt các loại rau qua tươi, đảm bảo hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng được ưa chuộng tạo thị trường mới cho doanh nghiệp nước ta bởi đó là thế mạnh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU RAU QUẢ I (Trang 68 -70 )

×