Quy định về môi trường

Một phần của tài liệu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 27 - 29)

2.1.3.1. Nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái (còn gọi là nhãn môi trường) là loại nhãn mác cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi trường của sản phẩm so với các sản phẩm khác cùng loại

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường các nước này cần chú ý tới một số quy định và yêu cầu của nhà nhập khẩu được kể ra sau đây:

- Thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ nhất là quy định đối với hàng hóa xuất khẩu thì không được chứa một vài chất nhận định theo yêu cầu của mỗi nước dẫn đến việc cấm nhập khẩu đối với một số sản phẩm với lý do bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đối với doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam khi xuất hàng vào EU phải chú ý đến

những quy định của Chương trình quản lý và kiểm tra sinh học và các quy định của EU về an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là rào cản kỹ thuật rất cao của EU

EU có một hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm đối với người dân. Một trong các thành viên của EU khi phát hiện thấy bất kỳ một sản phẩm nào không đảm bảo các thông số về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là sản phẩm cho người đều đưa lên mạng cảnh báo nhanh cho toàn cộng đồng và đình chỉ việc nhập khẩu, lưu thông sản phẩm đó trên thị trường.

- Hàm lượng chất tái chế trong sản phẩm

Yêu cầu về hàm lượng chất liệu tái chế chứa đựng trong sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Với mục đích chủ yếu nhằm tạo ra cho thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt, tạo điều kiện giảm giá thành, tiết kiệm chi phí bình quan trên một đơn vị sản phẩm. Công ước về buôn bán quốc tế đối với các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) là một ví dụ về thoản thuận quốc tế dưới hình thức cấm đoán việc buôn bán một số sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, kể cả một số loại gỗ. Các nước nhập khẩu gỗ còn đưa ra một số đề xuất nhằm chặn đứng hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới.

Còn tại Thụy Điển, Hội bảo vệ tài nguyên của Thụy Điển đã đánh giá tác động của sản phẩm tẩy rửa, gặt là được cấp nhãn sinh thái bán trên thị trường là xác định số lượng hóa chất gia dụng dùng cho máy giặt và rửa bát chén cũng như các loại xà phòng giảm từ 100.000 tấn xuống 85.000 tấn và 60% số thành phần hóa chất sử dụng trong tẩy rửa, xà phòng ngay lập tức được thay đổi

- Yêu cầu về bao gói và dán nhãn hàng hóa

Bao gói hàng hóa thường được nhiều nước châu Âu áp dụng với tiêu chí bảo vệ môi trường, yêu cầu các nhà xuất khẩu của các nước phải sử dụng các loại chất dẻo , nhựa, sợi hóa học thay vì sử dụng sợi truyền thống vì họ cho rằng chất dẻo dễ tái chế hơn. Các logo dán nhãn sinh thái sẽ được gắn cho loại sản phẩm nào thỏa mãn các tiêu chí đặt ra cho sản phẩm đó. Có 09 nhóm sản phẩm được gắn nhãn của EU là máy giặt, chất phụ gia bón cho đất, giấy toilet, bột giặt cho đồ dệt, sơn vẽ- vecni đồ nội thất, len và áo phông, giấy photo, tủ lạnh. Gần đây có 16 nhóm sản phẩm đang chuẩn bị cho việc xây dựng tiêu chí bao gồm chất cách ly, chất tẩy rửa bát đĩa, chất làm sạch trong gia đình, pin và ắc quy, gạch- đồ gồm, keo xịt tóc, đầu gội đầu, máy tính cá nhân, ô tô, giày, sản phẩm dệt, dịch vụ du lịch.

Cần chú ý là thực phẩm, đồ uống và dược phẩm không nằm trong phạm vi cấp nhãn của EU

- Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm: Yêu cần này tác động đến môi trường của nước sản xuất nhưng không tác động gì tới môi trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên một số nước phát triển có xu hướng đặt thành yêu cầu đối với hàng nhập khẩu. Ví dụ như trong nhành thủy sản, nông sản Việt Nam trong đó có cà phê đều không được dùng hóa chất tẩy rửa có độc tố hay thuốc trừ sau, trong quá trình nuôi trồng, chế biến. Việt Nam trong thời gian qua đã phải đầu tư hơn cho việc kiểm tra hàm lượng thuốc trừ sau và thuốc kháng sinh trong sản phẩm. Trong trường hợp bị phát hiện có những thành phần này thì khách hàng có quyền từ chối nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 27 - 29)