Tiêu chuẩn chất lượng cà phê

Một phần của tài liệu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 32 - 36)

Hiện nay Việt Nam ban hành tiêu chuẩn TCVN 4193- 2005, dựa trên cơ sở ISO 10470:2004 về cà phê dùng đề kiểm tra chất lượng cà phê xuất, nhập khẩu. Tiêu chuẩn này áp dụng để phân loại chất lượng đối với hai loại cà phê nhân là cà phê chè Arabica và cà phê vối Robusta, cụ thể như sau: Phân loại cà phê, màu sắc: màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân, mùi: mùi đặc trưng, không có mùi lạ, độ ẩm: nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%, tỷ lệ lẫn các loại cà phê khác: Quy định theo bảng sau:

Bảng 2.1 - Tỉ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê Loại cà phê Hạng đặc biệt và hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Cà phê chè Không được lẫn R và C Được lẫn R: £ 1% và C: £ 0,5% Được lẫn R: £ 5% và C: £ 1% Được lẫn R: £ 5% và C: £ 1%

Cà phê vối Được lẫn C: £ 0,5% và A: £ 3% Được lẫn C: £ 1% và A: £ 5% Được lẫn C: £ 5% và A: £ 5% -

Chú thích: - A: Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vối (Robusta), C: Cà phê mít (Cheery). - % tính theo phần trăm khối lượng

(Nguồn: Trích TCVN 4193-2005)

Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn quy định về tổng trị số lỗi đối với từng hạng cà phê

Hạng chất lượng Mức tối đa

(trong 300 g mẫu)

Cà phê chè Cà phê vối

Hạng đặc biệt 15 30 Hạng 1: 1a 1b 30 - - 60 90 Hạng 2: 2a 2b 2c 60 - - - 120 150 200 Hạng 3 120 250 Hạng 4 150 - (Nguồn: Trích TCVN 4913:2005)

2.2.1.2. Tiêu chuẩn về bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

Tiêu chuẩn về bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển cũng được quy định trong bộ TCVN 4913:2005 và được viện dẫn từ bộ TCVN 1279: 1993.

- Bao gói: Cà phê nhân được đựng trong những bao dệt bằng sợi đay ngâm hoặc trong các container chuyên dụng. Bao phải được dệt và may chắc chắn, không bị xô dạt, thủng rách hoặc bị đứt chỉ khi chưá đựng, vậnchuyển và bảo quản cà phê. Bao phải đồng màu, khô, sạch, không có mùi lạ. Miệng bao phải được khâu kín bằng sợi đay xe hoặc bằng các chất liệu không phải là kim loại, đảm bảo bền chắc, không bị bục, đứt khi bảo quản, vận chuyển. Khối lượng tịnh của mỗi bao cà phê là 60kg (dung sai 0,18kg) nhưng khối lượng trung bình của mỗi bao không nhỏ hơn 60kg. Nếu xuất hàng bằng container kích thước container phải phù hợp với kích thức tiêu chuẩn của các phương tiện vận chuyển hoặc theo yêu cầu cuả khách hàng. Container phải kín và bền vững không bị biến dạng khi bốc xếp và vận chuyển. Ngoài ra container phải được làm bằng chất liệu không mùi, có khả năng cách ẩm tốt và không làm nhiễm bẩn cà phê

- Ghi nhãn: Nhãn ghi phải ghi đầy đủ nội dung quy định, nét chữ và số in trong nhãn phải rõ ràng. Trên bao dày phải dùng mực màu thẫm. Trên container phải dùng sơn. Trong một lô hàng, nhãn phải được in cùng màu, cũng mẫu chữ, mẫu số.

- Bảo quản: Kho bảo quản cà phê phải kín, khô, sạch, không có mùi lạ. Nền, tường và trần phải cách ẩm tốt; phải bố trí cửa sổ hợp lý để thông gió khi cần thiết. Độ

ẩm tương đối trong kho không lớn hơn 70%. Trong kho những bao cà phê phải được xếp trên các sàn gỗ bằng gỗ chắc chắn, mặt sàn cách nền không ít hơn 0.3m. Cà phê được bảo quản trong kho theo từng lô hàng riêng biệt, trật tự cách tường ít nhất 0,5m. Bố trí lối đi hợp lý thuận tiện cho việc kiểm tra và xuất hàng. Không cho phép chứa trong kho cà phê những hàng hóa khác có mùi lạ hoặc dễ làm bẩn bao bì.

- Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ, phải có mui hoặc bạt che đảm bảo chống mưa, nắng trên đường vận chuyển. Khi bốc dỡ, vận chuyển hàng phải cẩn thận, không làm rách thủng hoặc bẩn ngoài mặt bao, không làm biến dạng hoặc hư hỏng container chứa cà phê. Cà phê chứa trong container phải có phương tiện bốc dỡ.

2.2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của các doanh nghiệpxuất khẩu cà phê ở Việt Nam hiện nay xuất khẩu cà phê ở Việt Nam hiện nay

Cà phê là một trong năm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị, sản lượng xuất khẩu cà phê hiện nay đặc biệt là vấn đề liên quan đến xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù, tiêu chuẩn kỹ thuật cà phê cũng như tất cả các mặt hàng khác đều đang trong quá trình hài hóa hóa để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hàng chục năm nay đã có nhiều cuộc họp, hội thảo với sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan, nhưng cho đến nay việc thực hiện tiêu chuẩn cà phê Việt Nam trong giao dịch xuất nhập khẩu vẫn còn gây tranh cãi. Chưa bàn đến hàng loạt các tiêu chuẩn khác về mặt hàng cà phê mà Nhà nước đã ban hành, hội thảo chỉ xem xét lại quá trình xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về cà phê nhân từ trước đến nay. Hiện đã có đến 10 tiêu chuẩn cà phê được các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Khoa học-Công nghệ yêu cầu áp dụng. Gần đây nhất, Việt Nam đã chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 và soạn thảo thành TCVN 7932: 2007, được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố từ năm 2007. Nhưng tất cả những tiêu chuẩn đó đều không được thực hiện, thậm chí chưa được giới thiệu rộng rãi.

Tất cả các hợp đồng mua bán cà phê robusta tại thị trường LIFFE đều xếp hạng cà phê dựa trên các thông số chất lượng đo bằng phần trăm khối lượng, không phải bằng tỉ lệ phần trăm số lỗi. Như vậy, cách xếp hạng theo % số lỗi mà ta đang áp dụng không

được quốc tế công nhận. Rất đông doanh nghiệp Việt Nam không muốn áp dụng TCVN 4193: 2005; các doanh nghiệp nước ngoài mua cà phê của Việt Nam cũng không muốn áp dụng tiêu chuẩn này, vì không muốn phải trả giá cao hơn. Hệ quả là cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị phàn nàn về chất lượng xấu, có lúc bị thải loại đến 60%, giá bị giảm 100 USD-200 USD/tấn, có lúc lên đến 600 USD/tấn tại London.

Lượng cà phê robusta được cấp chứng nhận chất lượng London ngày càng ít, khiến có lúc cà phê Việt Nam bị tồn kho tại London lên đến 400.000 tấn vào cuối năm 2007, đầu 2008. Do việc áp dụng tiêu chuẩn là tự nguyện, nên rốt cuộc cho đến nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì phân hạng cà phê theo 3 tiêu chí: thủy phần %, đen vỡ %, tạp chất %. Cung cách "một mình một chợ" chẳng giống ai đó khiến cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam luôn luôn thăng trầm. Vì vậy vấn đề đặt ra là tiêu chuẩn hóa cà phê xuất khẩu Việt Nam với mục tiêu là cung cấp cho cả người bán và người mua một sự đảm bảo về nguồn gốc, đặc tính và chất lượng hàng hóa. Việc tiêu chuẩn hóa cũng tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước ngăn cấm việc xuất khẩu những lô hàng cà phê có chất lượng quá thấp, không phù hợp với tiêu chuẩn và làm tổn hại đến tiếng tăm của nước sản xuất. Cùng với việc tiêu chuẩn hóa cà phê thì việc đẩy mạnh hướng sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ, 4C, Global GAP, VietGap cũng cần được tăng cường thực hiện. Ông cũng hối thúc Cục Thương mại-chế biến nông-lâm sản và nghề muối thực hiện các biện pháp chấn chỉnh việc kinh doanh cà phê theo chức năng của Hiệp hội, và đề xuất đối với cơ quan nhà nước. Hiện nay cà phê Việt Nam luôn bị đánh giá là chất lượng kém, nên thường phải bán giá thấp hơn cà phê cùng loại của một số nước khác, như Indonesia. Đây là sự hiểu lầm, vì cà phê robusta Việt Nam chất lượng vào loại cao trên thế giới, kể cả so với Indonesia. Sở dĩ có sự hiểu lầm này là do khâu thu hái, sơ chế và phân loại cà phê ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dân không có điều kiện xây sân xi măng để phơi nên cà phê lẫn sạn, cát; do nông dân thu cả cà phê xanh; ủ cà phê trên đất dễ bị hút ẩm gây mốc... Nếu không có sự liên kết chặt chẽ, thường xuyên và liên tục giữa người trồng cà phê với doanh nghiệp, cơ quan khuyến nông, với chính quyền địa phương, đoàn thể nông thôn, thì không thể khắc phục suôn sẻ. Chuyên gia cao cấp Đoàn Triệu Nhạn kiến nghị dành 3 tháng (từ tháng 9 – 11/2010) để khảo nghiệm chuyển sang ISO 10470:2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng sẽ xem xét trong tháng 12/2010, sau đó ban hành qui chuẩn cà phê xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đầu tư lớn

vào chuỗi sản phẩm cà phê chế biến và xuất khẩu kiến nghị: cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu cà phê chất lượng cao theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tương đương; chỉ cho phép xuất khẩu tối đa 10% sản lượng cà phê chất lượng thấp; có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến xuất khẩu trực tiếp. Nếu làm tốt công tác

quản lý, cà phê Việt Nam sẽ tăng cả về sản lượng và chất lượng, không cần mở rộng diện tích, trừ tái canh cây cà phê. Thứ trưởng Bùi Bá Bổng khẳng định, sơ chế cà phê ở hộ nông dân là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, vì vậy ông đề nghị các địa phương quan tâm vận dụng các chính sách đã có để hỗ trợ nông dân xây sân phơi, đặt máy sấy ở các cụm sản xuất.

2.2.3. Thực trạng việc xuất khẩu café của Việt Nam sang EU

Liên minh EU có nền ngoại thương lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới. Hàng năm EU nhập khẩu một khối lượng từ khắp các nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng: từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 757,85 tỷ USD năm 1997 và gần 900 tỷ USD năm 2009 đạt 1690 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU máy móc, phương tiện vận tải, hàng không, nhựa, dầu thô, hóa chất, hàng dệt may, kim loại, thực phẩm. Đến nay quan hệ kinh tế Việt Nam- EU tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 15,2 tỷ USD năm 2009 trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên 9,38 tỷ USD.

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU năm 2009

Đơn vị tính: triệu Euro

Tổng KN XNK VN- EU

Tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11/2009 12/2009Tháng SoT12&T11/09Tăng giảm % 12/2008Tháng SoT12/09&08Tăng giảm %

Tổng KN XNK năm 2009 Tăng giảm % so với năm 2008 VN xuất 570,752 566,407 Giảm khôngđáng kể 808,299 Giảm 29,9 % 7.773,188 9,48%Giảm

(8.586,99) VN

nhập 352,670 434,967 Tăng 23,3% 330,281 Tăng 31,7% 3.747,996 11,19%Tăng (3.370,914) Cán cân +218,082 +131,440 +478,018 +4.025,19 2 Tổng kim ngạch 923,422 1.001,374 Tăng 8,44% 1.138,579 Giảm 12 % 11.521,184 Giảm 3,6% (11.957,901 )

Một phần của tài liệu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU (Trang 32 - 36)