Transester hóa với xúc tác acid

Một phần của tài liệu Luận văn Sản xuất Biodiesel từ nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỡ động thực vật (Trang 59 - 61)

Chương 4: Các phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất biodiesel

Chú thích: R-1, R-2, R-3: các nồi phản ứng có cánh khuấy đảo; S-1: bình tách lỏng-hơi; S-2: bình tách lỏng-lỏng; T-1: tháp chưng cất methanol; T-2: tháp chân không chưng cất biodiesel

Hình 4.13-Quy trình công nghệ sản xuất biodiesel liên tục với xúc tác rắn

Thuyết minh quy trình:

Đầu tiên nguyên liệu thô được tiền xử lý bằng phương pháp lọc và dehydrate hóa để loại bỏ các chất bẩn và nước. Sau đó, dòng nhập liệu lần lượt đi qua các nồi phản ứng R-1, R-2, R-3 có chứa xúc tác dạng hạt rắn (xúc tác SO42-/TiO2-SiO2 đã giới thiệu ở phần trên), và dòng methanol hóa hơi được cho vào ngược chiều. Trong dãy ba nồi phản ứng, một phần methanol phản ứng với dầu, một phần phản ứng với acid béo tự do.

Quá trình khuấy đảo giúp cho phản ứng diễn ra đồng nhất trong toàn bộ hỗn hợp phản ứng. Nhiệt độ tối ưu cho phản ứng xúc tác này là 220 0C.

Cuối cùng, lượng methnol dư được tinh sạch nhờ tháp chưng cất T-1 và thu hồi lại, còn pha dầu thì được đem tinh sạch tại tháp chưng chân không T-2 để thu sản phẩm biodiesel. So sánh với các phương pháp tinh sạch khác như rửa với nước, tẩy màu và khử mùi, thì việc sử dụng tháp chưng chân không đảm bảo được chất lượng biodiesel tốt hơn. Từ quy trình này, người ta ước tính có thể sản xuất được khoảng 10,000 tấn biodiesel/năm ở Trung Quốc với các nguồn nguyên liệu rẻ tiền,

Nhựa đường

Một phần của tài liệu Luận văn Sản xuất Biodiesel từ nguyên liệu có nguồn gốc dầu mỡ động thực vật (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)