Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba

Một phần của tài liệu bt513 (Trang 44 - 47)

vụ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI

Với tốc độ phát triển của nền kinh tế như hiện nay ta có thể thấy được đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Việt Nam là một nước có

dân số trẻ nhu cầu về việc làm của nhân dân rất cao, trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước các công ty, doanh nghiệp ra đời đã giúp họ đáp ứng được nhu cầu về việc làm đó. Song song với nhu cầu về việc làm là nhu cầu về đi lại, khi tham gia giao thông ai cũng muốn được đảm bảo an toàn, nhưng cũng không thể tránh được những rủi ro bất ngở xảy đến với mình. Thị trường bảo hiểm xe cơ giới là thị trường tiềm năng của các công ty bảo hiểm vì vậy PTI đã sớm xác định đây là thị trường mục tiêu của công ty trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm xe cơ giới thì nghiệp vụ này chưa cao nhưng ngay từ khi ra đời nó đã mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia bảo hiểm. Dựa trên tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện và sự phát triển hiện nay, tôi xin đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong thời gian tới như sau:

3.2.1 Đối với cơ quan quản lý Bảo hiểm

- Tiếp tục hoàn thiện và ban hành mới các văn bản pháp luật kinh tế kinh doanh bảo hiểm, tạo khung pháp lý minh bạch để thị trường bảo hiểm phát triển lành mạnh, an toàn và ổn định, cụ thế là:

+ Rà soát và ban hành các quy định về quản lý và khai thác trong kinh doanh bảo hiểm

+ Sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo hướng quy định cụ thể các hành vi vi phạm, nâng cao tính chịu trách nhiệm của người quản trị điều hành

+ Xây dựng cơ sở pháp lý khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm mới.

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra toàn diện và kiểm tra theo chuyên đề.

- Xây dựng và áp dụng mô hình thi cấp chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm tập trung tại cơ quan giám sát bảo hiểm, từng bước chuẩn hóa công tác đào tạo đại lý, nâng cao chất lượng hoạt động đại lý trên thị trường.

- Xây dựng hệ thống thông tin kết nối giữa cơ quan lý nhà nước và các DNBH, phục vụ kịp thời công tác quản lý, giám sát thị trường.

3.2.2 Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

- Hiệp hội bảo hiểm là cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm vì vậy hiệp hội cần tích cực vận động các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường phối hợp trong công tác khai thác bảo hiểm, nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính trong công tác xây dựng cơ chế chính sách bảo hiểm và tuyên truyền bảo hiểm, góp phần đảm bảo các chính sách bảo hiểm được ban hành kịp thời và phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh, được các đối tượng nhận thức đúng và thực hiện tốt.

3.2.3 Đối với Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

Để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới tôi đưa ra một số giải pháp góp ý cho công ty như sau:

- Tích cực thu hồi các khoản nợ cũ, nợ ngắn hạn.

- Đánh giá mức độ rủi ro cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm, đối tượng nào có mức độ rủi ro cao và số tiền bảo hiểm lớn thì nên tái cho các công ty khác. Đây là niệm pháp nhằm đảm bảo an toàn cho công ty.

- Tuyển dụng các chi nhánh, các tổng đại lý tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc để khi có rủi ro xảy ra ở đâu thì có chi nhánh của công tu pử tỉnh đó xuống kiểm tra, giám định hiện trường. Đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Đây là cách để các công ty bảo hiểm mở rộng mạng lưới kinh doanh, nhằm giới thiệu sản phẩm đến với người dân ở các vùng sâu cách thủ đô và các trung tâm thương mại.

- Tiếp tục duy trì và nghiên cứu phát triển các kênh phân phối sản phẩm mới qua ngân hàng, bưu điện, e-commerce, telemarketing,…..nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Cải thiện chất lượng công tác quản trị điều hành: Nâng cao công tác tự quản thông qua xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình quản lý nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong công ty.

- Hợp tác, chia sẻ với các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm khác trong công tác khai thác, chống trục lợi bảo hiểm, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

Đầu tư xây dựng và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhằm giảm thiểu chi phí, hạn chế các trường hợp trục lợi bảo hiểm.

3.2.4 Đối với phòng xe cơ giới.

Một phần của tài liệu bt513 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w