Tỷ lệ các tổn thương viêm ð CTC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo - cổ tử cung qua sàng lọc tế bào học tại một số cộng đồng ở Hà Nội (FULL TEXT) (Trang 75 - 79)

Trong tổng số 1086 phụ nữ ựược xét nghiệm TBH Âđ - CTC có 19,98% số phụ nữ không bị tổn thương viêm, 80,02% còn lại có các tổn thương viêm ở mức ựộ khác nhau và do những nguyên nhân khác nhau. Kết quả tỷ lệ tổn thương viêm thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Vượng và CS thực hiện tại một phường nội thành Hà Nội tháng 1/1990 (tỷ lệ tổn thương viêm là 95,32%, tỷ lệ không viêm chỉ có 4,68%) [41]. Trong một nghiên cứu tại 76 cộng ựồng của Hà Nội và 7 tỉnh khu vực phắa Bắc của nhóm tác giả Nguyễn Vượng, Phan đăng, Dương Thị Cương, Dương Tử Kỳ, Trịnh Quang Diện (1992), kết quả cho thấy tỷ lệ có tổn thương viêm lên ựến 89,37% [45]. Tỷ lệ có viêm Âđ - CTC trong nghiên cứu này chỉ cao hơn chút ắt so với kết quả nghiên cứu cũng của tác giả Nguyễn Vượng và CS thực hiện trên 1639 phụ nữ của 8 cơ quan, xắ nghiệp và 2 phường ở thành phố Nam định (tỷ lệ phiến ựồ bình thường là 19,78%) [43] và cao hơn so với tác giả Ngô Thu Thoa và CS (65,89%) song sự khác biệt ở ựây là ựối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại cộng ựồng, tác giả Ngô Thu Thoa thực hiện trên ựối tượng là cán bộ và công nhân của ngành than [33]. Theo kết quả nghiên cứu của Chế đình Nghĩa (2001), tỷ lệ không viêm Âđ - CTC chỉ có 4,89%, số có tổn thương viêm chiếm tới

95,11% [28]. Theo ựánh giá chung của nhiều tác giả, tỷ lệ tổn thương viêm Âđ - CTC trong cộng ựồng phụ nữ Việt Nam dao ựộng từ 70-80% [23], [47]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nằm trong giới hạn này. So với kết quả nghiên cứu trước ựây khoảng gần 20 năm, rõ ràng tỷ lệ viêm ựã giảm nhiều (80,02% so với >95%). Một số nghiên cứu gần ựây có tỷ lệ viêm cao (Chế đình Nghĩa - 2001) là do tác giả lấy mẫu phần lớn là những phụ nữ ựến khám bệnh tại bệnh viện [28].

Kết quả xét nghiệm trong nghiên cứu này cho thấy có 62,52% viêm do vi khuẩn thông thường, trong ựó tổn thương viêm nặng KđH chỉ có 15,75%. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vượng năm 1990, nghiên cứu tại cộng ựồng của một phường nội thành Hà Nội, tỷ lệ viêm nặng và loét có mủ là 36,7% còn tại Hà Nam Ninh (1990), tỷ lệ viêm nặng là 23,9% [41], [43]; Chế đình Nghĩa (2001): tỷ lệ viêm nặng KđH là 30,22% [28], Nguyễn Thị Thanh Hà (2000): tỷ lệ viêm nặng là 27,61% [15], tỷ lệ viêm nặng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. điều này chứng tỏ rằng, tỷ lệ viêm Âđ - CTC trong cộng ựồng ngày càng giảm, ựặc biệt là các tổn thương viêm nặng, bắt buộc phải ựiều trị. Theo chúng tôi, tỷ lệ viêm Âđ - CTC giảm là do nhiều yếu tố kết hợp: (1) Do ựiều kiện kinh tế, vệ sinh môi trường ựã ựược cải thiện ựáng kể, (2) Nhận thức về phòng bệnh cũng như thực hiện VSSD, VSTD tốt hơn, (3) Số lần chửa, ựẻ cũng ựã thấp hơn nhiều (trong nghiên cứu này, chỉ có 5,3% phụ nữ có 4 con trở lên, số lần có thai trên 5 là 7,4%, so với nghiên cứu của Nguyễn Vượng năm 1990, có 9,37% số phụ nữ 4 con, 3,12% số phụ nữ có 7 con và cá biệt 1 phụ nữ có 11 con [41]), (4) điều kiện chăm sóc về y tế ngày càng tốt hơn.

Trong các viêm ựặc hiệu (chiếm 17,5%), viêm do nấm chiếm tỷ lệ cao nhất (7,64%), viêm do G.V chiếm 4,79%, viêm do trùng roi chiếm 1,75%, do HPV chiếm 3,13% và thấp nhất là do HSV (0,2%). Nhìn chung, tỷ lệ viêm ựặc hiệu ựều thấp hơn các kết quả nghiên cứu ở thập niên 90 của thế kỷ trước và ựầu những năm 2000 (17,5% so với 29,65% và 23%) [41], [43], [45].

Trong các nguyên nhân gây tổn thương viêm ựặc hiệu thường gặp là viêm do Trichomonas vaginalis. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 180 triệu người nhiễm

Trichomonas vaginalis, ựặc biệt ở các ựối tượng hành nghề mại dâm [62]. Kết quả nhiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ viêm do Trichomonas vaginalis giảm rất rõ rệt so với kết quả của những nghiên cứu trước ựây ở trong nước: Ở nghiên cứu này chỉ có 1,75% so với 10,93%, 4,8% của Nguyễn Vượng [41], [45], Chế đình Nghĩa là 2,66% [28], Dương Thị Cương là 3,3%. Tuy nhiên, tỷ viêm do Trichomonas vaginalis của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Kim Trâm năm 2005 (1,75% so với 0,14%) [35]. Sự khác biệt này có thể ựược lý giải do phương pháp chọn mẫu khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại cộng ựồng, nghiên cứu của Lê Kim Trâm ựược thực hiện tại bệnh viện nên dẫn tới tỷ lệ khác nhau. So với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ nhiễm Trichomonas vaginalis trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn ựáng kể. Theo Mary Frances Cotch, tỷ lệ nhiễm Trichomonas vaginalis của phụ nữ Mỹ tại 5 bang ựược khảo sát, tỷ lệ nhiễm Trichomonas vaginalis là 12,6% [73].

Ngược với tỷ lệ nhiễm Trichomonas Vginalis, tỷ lệ nhiễm nấm trong nghiên cứu của Lê Kim Trâm lại rất cao (20,42% so với 7,64%) [35]. Tỷ lệ phụ nữ có viêm Âđ -CTC do nấm trong nghiên cứu của chúng tôi tương ựương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vượng (7,02%) [41] và Chế đình Nghĩa (7,98%) [28] nhưng cao hơn so với kết quả của một số nghiên cứu khác: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vượng năm 1992 là 2,74% [45], của Nguyễn Thị Thanh Hà năm 2000 (2,32%) [15].

Tỷ lệ viêm do Gardnerella vaginalis của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của của Nguyễn Thị Thanh Hà (5,06% so với 8,25%) [15], của Lê Kim Trâm (7,89%) [35], tương ựương với kết quả nghiên cứu của Chế đình Nghĩa [28]. Một số nghiên cứu trước ựây (từ năm 1992 về trước) không ghi nhận nhóm bệnh này., tỷ lệ viêm do Gardnerella vaginali trong nghiên cứu này rất thấp so sánh với một số tác giả nước ngoài. Theo Lander DV, kết quả nghiên cứu trên 598 trường hợp phụ nữ có bệnh ựường sinh dục nữ, kết quả xác ựịnh có tới 46% nhiễm Gardnerella vaginalis [71].

Trong các nhóm bệnh viêm, viêm do HPV ựang là một vấn ựề thời sự, ựược y giới toàn cầu rất quan tâm. Người ta quan tâm nhiều ựến nhóm bệnh này bởi các lý do: (1) Tỷ lệ nhiễm HPV rất cao (ắt nhất có 50% số phụ nữ ựã từng nhiễm HPV trong ựời), (2) Ngày càng phát hiện ra nhiều typ HPV gây bệnh, (3) HPV là nguyên nhân hàng ựầu gây ung thư cổ tử cung và (4) Người ta ựã tìm ựược vac xin ngừa ung thư cổ tử cung (Gardasil) [14], [17], [22], [36], [49]. HPV là virut gây bệnh lây truyền chủ yếu qua ựường tình dục, hiện ựã xác ựịnh ựược khoảng 150 typ với khoảng 50 typ gây bệnh ở da và niêm mạc [49]. Theo ựiều tra của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), ước tắnh tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ toàn cầu dao ựộng trong khoảng từ 9-13%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số nước châu Phi như Zimbabwe lên tới 41,6%. Một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc có tỷ lệ nhiễm HPV tương ứng là 18%, 16,9% và 10,4%. Tại Canada, tỷ lệ nhiễm HPV là 13,3% [dẫn theo 13]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Bá đức, kết quả nghiên cứu thắ ựiểm tại Sóc sơn cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV là 1,8% và ở Quận 10 Thành phố Hồ Chắ Minh là 9,9% [13]. Theo thống kê của Nguyễn Sĩ Hoá, trong thời kỳ 2000 - 2005, trong cả nước có 47.615 bệnh nhân nhiễm HPV [19]. Nghiên cứu của Vũ Thị Nhung từ 3/2005 - 6/2006 trên 1500 phụ nữ trong lứa tuổi 18- 69 ở 10 quận, huyện Thành phố Hồ Chắ Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV là 12% [29]. Những kết quả sàng lọc TBH Âđ - CTC trước ựây (từ năm 2000 trở về trước) ựều chỉ thấy có một tỷ lệ rất thấp nhiễm HPV: Nguyễn Vượng (giai ựoạn 1990 - 1991): 0,78% và 0,2% [43], [45]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng ựồng phụ nữ Huyện đông Anh và Quận Hoàng Mai (thực chất cũng là một huyện ngoại thành vì mới trở thành nội thành và ở khu vực giáp ranh nội thành trước ựây, nghề nghiệp chủ yếu của phụ nữ là làm nông nghiệp hoặc buôn bán nhỏ ở chợ) là 3,22%. Tỷ lệ này rõ ràng ựã tăng lên nhiều so với hai thập niên trước ựây nhưng chắc chắn sẽ thấp hơn thực tế bởi chưa thực hiện khám và làm xét nghiệm ựược cho nhóm những ựối tượng có nguy cơ cao.

Tỷ lệ viêm Âđ - CTC do HSV quá ắt, trong nghiên cứu này chỉ có 2 trường hợp nên không có ý nghĩa về mặt thống kê cũng như dịch tễ học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo - cổ tử cung qua sàng lọc tế bào học tại một số cộng đồng ở Hà Nội (FULL TEXT) (Trang 75 - 79)