ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT VÀ THUỐC THỬ HỮU CƠ TRONG HOÁ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu Hóa phân tích dùng cho sinh viên (Trang 28 - 29)

PHỨC CHẤT VÀ THUỐC THỬ HỮU CƠ TRONG HOÁ PHÂN TÍCH CHUẨN ĐỘ COMPLEXON

5.3. ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT VÀ THUỐC THỬ HỮU CƠ TRONG HOÁ PHÂN TÍCH

HOÁ PHÂN TÍCH

5.3.1. Phát hiện và xác định ion

Dùng phức chất để phát hiện các ion trong phân tích định tính hệ thống các cation, thuốc thử sẽ kết hợp với các cation tạo phức có màu đặc trưng. Ví dụ : tìm Al3+ bằng alizarin S ở trong môi trường kiềm ở dạng muối nội phức có màu đỏ son “son nhôm”, tìm Ni2+ bằng dimetylglioxim trong môi trường NH3ở dạng muối nội phức có màu đỏ tươi,...

Dùng để pha chế dung dịch đệm. Ví dụ: hỗn hợp đệm formiat biphtalat.

Nhiều ion đơn giản không có tính đặc trưng rõ rệt nên ít có ứng dụng trong phân tích nhưng khi chuyển thành phức chất chúng lại rất đặc trưng và có thể sử dụng để nhận ra ion đó. Ví dụ : ion Cu2+ở nồng độ loãng có màu xanh nhạt, không thể nhận ra được nhưng khi chuyển thành phức amminacat đồng [Cu(NH3)4]2+ thì có màu xanh đậm rất đặc trưng giúp việc phát hiện Cu2+dễ dàng.

Trong phân tích định lượng, thuốc thử hữu cơ được dùng làm chất kết tủa trong phân tích khối lượng (Ví dụ: xác định Ni2+ bằng dimetylglioxim), dùng làm chất gốc trong phân tích thể tích (Ví dụ : H2C2O4.2H2O được dùng làm chất gốc cho phương pháp trung hoà và oxy hoá khử ), dùng để pha chế dung dịch chuẩn (Ví dụ : dung dịch chuẩn trilon B).

5.3.2. Che dấu

Trong thực tế rất ít thuốc thử chỉ tác dụng với một ion nhất định mà thường cho phản ứng với đồng thời với một số ion nào đó. Ta nói các ion này cản trở lẫn nhau. Vì vậy, khi nhận biết một ion nào đó trong dung dịch có các ion khác cản trở ta cần phải ‘che” chúng lại duới dạng phức bền, không màu. Chất đưa vào trong môi trường phản ứng nhằm triệt tiêu hoặc kìm hãm một phản ứng khác được gọi là “chất che”. Chất che đưa vào sử dụng phải tạo được với ion cản trở phức có độ bền đủ lớn để các ion đó không còn tác dụng được với thuốc thử sẽ dùng cho ion cần xác định và độ bền của phức giữa ion cần xác định với chất che (nếu có) phải đủ bé để ion này có khả năng phản ứng đặc trưng với thuốc thử sẽ dùng.

5.3.3. Thay đổi cường độ các chất

Sự tạo phức có ảnh hưởng đến tính axit bazơ và tính oxy hoá khử của hợp chất. Nếu anion của một axit yếu nào đó mà tạo phức với cation khác thì sự liên kết giữa nó và ion H+ sẽ yếu đi, ta sẽđược một axit mạnh hơn axit đầu.

5.3.4. Hoà tan và tách

Sự tạo phức có thểđược sử dụng để chuyển kết tủa vào trong dung dịch hay tách một chất ra khỏi dung dịch ở dạng kết tủa.

Một phần của tài liệu Hóa phân tích dùng cho sinh viên (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)