Kiểm tra khủng hoảng

Một phần của tài liệu tổng quát về rủi ro và quản lý rủi ro trong ngân hàng (Trang 39 - 40)

1. Quản lý rủi ro tín dụng

2.5.5 Kiểm tra khủng hoảng

Ngân hàng cần tiến hành kiểm tra khủng hoảng định kỳ với các kịch bản khác nhau để đảm bảo rằng ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản trong điều kiện tồi tệ nhất. Hội đồng quản trị và Ban điều hành cần xem xét kết quả kiểm tra khủng hoảng và xây dựng chiến lược thích hợp để giải quyết nhu cầu dòng tiền bằng cách phân tích kịch bản. Ví dụ, giảm rủi ro thanh khoản bằng cách lấy thêm nguồn vốn dài hạn hoặc tái cơ cấu các thành phần của tài sản.

Điều quan trọng là ngân hàng cần xây dựng kịch bản hợp lý khi kiểm tra khủng hoảng thanh khoản và kiểm tra kết quả nhu cầu dòng tiền. Kiểm tra khả năng chịu khủng hoảng của ngân hàng dưới các điều kiện:

 Ngân hàng bị khủng hoảng

 Thị trường bị khủng hoảng

2.6. Hệ thống thông tin quản lý

Yếu tố chủ chốt để quản lý rủi ro tốt bao gồm một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát những rủi ro thanh khoản hiện tại và tương lai, và báo cáo chúng để Hội đồng Quản trị, Ban điều hành có thể phát hiện kịp thời và đưa ra hành động chủ động khắc phục hậu quả.

40

Hệ thống thông tin có liên quan đến hoạt động ngân quỹ, các giao dịch, hoạt động của nguồn vốn và chức năng quản lý rủi ro nên được tích hợp để kiểm soát rủi ro. Hơn nữa cần đảm bảo lưu lượng phù hợp và kịp thời của thông tin giữa các bộ phận trong ngân hàng (front office, middle office và back office), tuy nhiên các báo cáo cần được giữ riêng biệt để đảm bảo sự độc lập của chức năng quản lý rủi ro.

Bên cạnh đó, các loại thông tin quan trọng cho việc quản lý các hoạt động hàng ngày và cấu trúc vốn của ngân hàng có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản cần được theo dõi và lưu vào hệ thống thông tin gồm:

 Chất lượng tài sản và xu hướng của nó;

 Dự báo thu nhập;

 Danh tiếng của ngân hàng trên thị trường và các điều kiện thị trường;

 Các loại và thành phần của cấu trúc bảng cân đối kế toán;

 Các loại tiền gửi mới sẽ thu được cũng như nguồn gốc, thời gian đáo hạn và giá cả của nó.

Một hệ thống thông tin mạnh là hệ thống có thể đưa ra các quyết định tốt liên quan tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hệ thống thông tin có thể tính toán được trạng thái thanh khoản và dự đoán thanh khoản của ngân hàng:

o Một cách đầy đủ, cho toàn ngân hàng trên cơ sở tổng hợp, bao gồm tất cả các khoản mục nội bảng của tài sản và nguồn vốn;

o Được thực hiện hàng ngày;

o Được thực hiện theo các mốc thời gian trong ngắn hạn và dài hạn;

o Theo các loại tiền tệ chính;

o Có thể giúp nhà quản lý ngân hàng nắm bắt các thông tin quan trọng, biết và giám sát thanh khoản; đặc biệt nó cho phép giảm sát thanh khoản trong một cuộc khủng hoảng;

o Cung cấp các báo cáo theo yêu cầu về quản lý thanh khoản.

Việc báo cáo kịp thời cho phép so sánh rủi ro thanh khoản hiện tại với hạn mức đã lập. Để trợ giúp cho quá trình ra quyết định, các báo cáo này cần bao gồm các thông tin thích hợp cho Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị nhằm cho phép phân tích, đánh giá xu thế của toàn ngân hàng.

Một phần của tài liệu tổng quát về rủi ro và quản lý rủi ro trong ngân hàng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)